Hiện nay, Quận 3 có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 12 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14 và Phường Võ Thị Sáu. Để biết thêm thông tin về quận này, mời các bạn tham khảo bài viết Danh sách các phường thuộc Quận 3 (TPHCM) mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc Quận 3 (TPHCM) mới nhất:
Quận 3 là một trong các quận nội thành thuộc khu vực trung tâm của TP. Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 27/05/1959. Địa danh Quận 3 trước đây được Pháp thành lập từ năm 1920, thuộc khu vực Sài Gòn – Bến Nghé. Đến năm 1956 thì trở thành một phần của Đô thành Sài Gòn (thuộc Việt Nam Cộng Hòa).
Hiện nay, Quận 3 có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 12 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14 và Phường Võ Thị Sáu.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc Quận 3 |
1 | Phường 1 |
2 | Phường 2 |
3 | Phường 3 |
4 | Phường 4 |
5 | Phường 5 |
6 | Phường 9 |
7 | Phường 10 |
8 | Phường 11 |
9 | Phường 12 |
10 | Phường 13 |
11 | Phường 14 |
12 | Phường Võ Thị Sáu |
- Tháng 05/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần 2 theo quyết định số 301/UB. Theo đó, Quận 3 được chia thành 25 phường, được đánh số từ 1 đến 25.
- Ngày 12/09/1981, các phường 2, 4 và 6 thuộc Quận 3 bị giải thể và sáp nhập vào các phường kế cận. Số lượng các phường ở Quận 3 còn lại 22.
- Ngày 26/08/1982, sau khi giải thể các phường 16, 18 và sáp nhập vào các phường kế cận, số phường trực thuộc Quận 3 còn 20.
- Ngày 17/09/1988, giải thể 18 phường (trừ phường 1 và phường 3) và thay thế bằng 12 phường mang tên số mới: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
- Ngày 09/12/2020, theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, sáp nhập phường 6, phường 7 và phường 8 thành phường Võ Thị Sáu. Từ đây, Quận 3 có 12 phường trực thuộc như hiện nay. Trong đó, phường Võ Thị Sáu là nơi đặt trụ sở UBND và các cơ quan hành chính quan trọng của quận.
2. Giới thiệu về Quận 3 (TPHCM):
Lịch sử hình thành
Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền Pháp đã thành lập thành phố Sài Gòn trên địa bàn các thôn thuộc 2 tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung (phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định). Lúc bấy giờ, vùng đất Quận 3 ngày nay là một phần diện tích của làng Tân Định, huyện Bình Dương, thuộc phủ Gia Định.
Sau khi tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được thiết lập lại vào năm 1976, địa danh Quận 3 vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, các phường cũ trực thuộc đều bị giải thể và thành lập đơn vị hành chính mới, bao gồm 25 phường được đánh số từ 1 – 25. Trải qua nhiều đợt điều chỉnh địa giới hành chính từ năm 1981 – 2020, Quận 3 có tổng cộng 12 phường trực thuộc và duy trì ổn định cho đến hiện nay.
Vị trí địa lý
Quận 3 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý tiếp giáp với các quận:
- Phía Đông giáp Quận 1;
- Phía Tây giáp Quận 10 và quận Tân Bình;
- Phía Nam giáp Quận 1 và Quận 10;
- Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và Quận 1.
Quận 3 sở hữu vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố cùng hệ thống giao thông phát triển. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc di chuyển, kết nối đến các, quận huyện khác mà còn là yếu tố thúc đẩy giao thương, kinh tế phát triển.
Diện tích Quận 3
Theo số liệu mới nhất, Quận 3 có tổng diện tích đất tự nhiên là 4,92 km². Với con số thống kê này, Quận 3 hiện đang là quận có diện tích nhỏ thứ 4 của thành phố Hồ Chí Minh (chỉ xếp sau Quận 4, Quận 5 và quận Phú Nhuận).
Dân số Quận 3
Tính đến năm 2022, Quận 3 có tổng dân số là 220.375 người, mật độ dân số đạt khoảng 44.791 người/km². Mặc dù là một trong những khu vực có diện tích nhỏ nhất TP.HCM, thế nhưng mật độ dân số của quận đạt mức khá cao (gấp 8,5 lần so với mật độ dân số trung bình của toàn thành phố).
Giao thông Quận 3
Quận có mật độ đường giao thông dày đặc, nhưng được quy hoạch hợp lý nên vẫn thuận lợi trong giao thông. Quận có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua. Đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đặc biệt, trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi (Phú Nhuận) còn được gọi là “con đường ngoại giao” vì nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với dinh Độc Lập. Bên cạnh đó, Quận có ga Sài Gòn là đầu mối giao thông đường sắt của thành phố và các tỉnh phía Nam với các tỉnh phía Bắc.
Văn hóa – Du lịch Quận 3
Trên lĩnh vực hoạt động văn hóa – du lịch, quận 3 có được sự hội tụ của nhiều đơn vị, trung tâm sinh hoạt văn hóa của Thành phố như Nhà Thiếu nhi Thành phố, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Hồ Con Rùa, Tuyến phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền đã thu hút người dân đến tham quan. Các hoạt động văn hóa văn nghệ Quận 3 diễn ra xuyên suốt với các chủ đề đậm đà bản sắc dân tộc, chủ đề về nguồn, phát huy phong trào văn nghệ quần chúng qua các hội diễn đã có nhiều tiếng vang ở thành phố, tạo nên sự giao tiếp, giao lưu giữa các đơn vị trong và ngoài quận.
Thể thao Quận 3
Trên lĩnh vực thể dục thể thao, quận 3 là nơi cung cấp nhiều vận động viên xuất sắc cho thành phố. Câu lạc bộ Hồ Xuân Hương, hồ bơi Kỳ Đồng vừa là nơi cung cấp nhiều vận động viên bán tập trung cho thành phố và cho đất nước, vừa là nơi thu hút đông đảo các tầng lớp quần chúng đến tập luyện và vui chơi giải trí.
Y tế Quận 3
Về y tế, quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của thành phố, trung ương như Bệnh viện Bình Dân, bệnh viên Da Liễu, bệnh viên Y học Dân tộc, bệnh viện Mắt, Trung tâm Tai-Mũi-Họng, Viện Pasteur … Tại quận, ngoài Trung tâm Y tế quận và 12 trạm y tế phường là bộ phận y tế đã góp phần cùng hệ thống y tế địa phương chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và trẻ em. Trong dịch bệnh Covid19, hệ thống y tế địa phương đã được hoàn thiện và giúp người dân vượt qua cơn đại dịch.
Giáo dục Quận 3
Về giáo dục, Quận 3 có 30 cơ sở giáo dục mầm non, 24 trường tiểu học, 15 trường phổ thông, trung học cơ sở. Hằng năm, ngành tiếp nhận khoảng 45.000 học sinh. Ngoài ra, còn có 7 cơ sở trường Đại học, là nơi nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố.
3. Danh sách các UBND tại Quận 3 (TPHCM):
Ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 3 đặt tại phường Võ Thị Sáu, mỗi phường sẽ có một trụ sở UBND chịu trách nhiệm quản lý hành chính địa phương. Dựa vào danh sách UBND các phường ở Quận 3 dưới đây, bạn có thể nhanh chóng liên lạc và giải quyết các thủ tục hành chính khi cần.
UBND | Địa chỉ |
UBND Quận 3 | 99-99A Trần Quốc Thảo, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND Phường 1 | Hẻm 611, Số 20 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND Phường 2 | 72 Lý Thái Tổ, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh |
UBND Phường 3 | 296 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 4 | 353/39B Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 5 | 202 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 9 | 82 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 10 | 276 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 11 | 456 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 12 | 407/2-4 Đường Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 13 | 9 Trần Quang Diệu, Phường 13, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường 14 | 264 Lê Văn Sỹ Phường 14, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
UBND phường Võ Thị Sáu | 18 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh |
THAM KHẢO THÊM: