Quận Bình Thạnh hiện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 20 phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28. Trong đó, phường 14 là nơi đặt trụ sở UBND và các cơ quan hành chính quan trọng của quận. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Danh sách các phường thuộc quận Bình Thạnh (TPHCM)
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Bình Thạnh (TPHCM):
Quận Bình Thạnh hiện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 20 phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28. Trong đó, phường 14 là nơi đặt trụ sở UBND và các cơ quan hành chính quan trọng của quận.
Số thứ tự | Danh sách các phường thuộc quận Bình Thạnh |
1 | Phường 1 |
2 | Phường 2 |
3 | Phường 3 |
4 | Phường 5 |
5 | Phường 6 |
6 | Phường 7 |
7 | Phường 11 |
8 | Phường 12 |
9 | Phường 13 |
10 | Phường 14 |
11 | Phường 15 |
12 | Phường 17 |
13 | Phường 19 |
14 | Phường 21 |
15 | Phường 22 |
16 | Phường 24 |
17 | Phường 25 |
18 | Phường 26 |
19 | Phường 27 |
20 | Phường 28 |
Để tổ chức đơn vị hành chính ổn định như hiện nay, quận Bình Thạnh cũng đã trải qua nhiều đợt điều chỉnh, cụ thể:
- Ngày 20/05/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 quận cũ là Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây. Lúc bấy giờ, quận Bình Thạnh có 28 phường trực thuộc, được đánh số từ 1 đến 28.
- Ngày 26/08/1982, theo Quyết định số 147-HĐBT, giải thể 2 phường là Phường 8 và Phường 20, đồng thời sáp nhập các phường giải thể vào các phường kế cận. Số lượng các phường trực thuộc quận Bình Thạnh giảm còn 26.
- Ngày 27/08/1988, theo Quyết định số 136-HĐBT, giải thể 6 phường: 4, 9, 10, 16, 18 và 23. Địa bàn các phường giải thể được sáp nhập vào các phường kế cận. Như vậy, quận Bình Thạnh có 20 phường trực thuộc và duy trì cho đến hiện nay.
2. Giới thiệu về quận Bình Thạnh (TPHCM):
Ngày 20 tháng 05 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định sắp xếp lại tổ chức hành chính. Theo đó, quận Bình Thạnh chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây cũ. Các phường cũ đều bị giải thể để thành lập 28 phường mới, được đánh số từ 1 – 28.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. Bình Thạnh lúc này trở thành một quận trực thuộc TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục có nhiều điều chỉnh về địa giới hành chính cho đến năm 1988. Cho đến nay, quận Bình Thạnh còn lại 20 phường trực thuộc.
Vị trí địa lý
Quận Bình Thạnh tọa lạc ở phía Bắc nội thành thành phố Hồ Chí Minh, giáp ranh với các quận như:
- Phía Đông giáp thành phố Thủ Đức (ranh giới là sông Sài Gòn);
- Phía Tây giáp các quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp;
- Phía Nam giáp quận 1 (ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè);
- Phía Bắc giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và quận 12 (qua sông Vàm Thuật).
Không chỉ có ranh giới tiếp giáp với sông Sài Gòn, trên địa bàn quận Bình Thạnh còn có rất nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: Cầu Bông, Thị Nghè, Thanh Đa,… Điều này tạo nên sự thuận lợi cho các hoạt động giao thương hàng hóa bằng đường thủy của khu vực với các địa phương khác lân cận.
Diện tích
Quận Bình Thạnh hiện có 20,78 km2 diện tích đất tự nhiên, chiếm khoảng 1% diện tích của toàn thành phố. Trong đó, phần lớn diện tích của khu vực là đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể từ sau năm 1975 nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển của sản xuất công nghiệp.
Dân số
Theo thống kê mới nhất đến năm 2023, khu vực Bình Thạnh có tổng dân số là 552.171 người. Mật độ dân số đạt khoảng 26.572 người/km², cao hơn gần gấp 7 lần so với mật độ dân số trung bình của toàn thành phố. Khu vực này có sự đa dạng về dân cư, là nơi sinh sống của 21 dân tộc (trong đó chiếm phần lớn là dân tộc Kinh).
Kinh tế
Bên cạnh chăn nuôi và đánh cá, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của người dân Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây. Ngày nay, quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng chú trọng, đẩy mạnh xây dựng kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế nông nghiệp đẩy lùi về vị trí thứ yếu, tăng cường các hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Với những lợi thế sẵn có, Bình Thạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Văn hóa
Sự phát triển kinh tế vượt bậc của quận Bình Thạnh đã thu hút dòng người từ Bắc đến Nam đổ về đây mưu sinh. Với cộng đồng người dân đến từ 21 dân tộc anh em, Bình Thạnh là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đây cũng chính là điểm mạnh của vùng đất anh hùng này và đang được chú trọng khai thác nhằm phát triển du lịch văn hóa tại địa phương.
Tuy nhiên, với nhiều thành phần dân cư từ nhiều nơi khác nhau nên tình hình an ninh trật tự luôn đặt trong tình trạng đề cao cảnh giác. Do đó mà lực lượng công an quận Bình Thạnh luôn phải tăng cường các công toát kiểm soát an ninh khu vực để đảm bảo mang lại cuộc sống yên bình cho người dân.
Hệ thống camera an ninh, giám sát cũng được đặt trên những tuyến đường chính, khu vực thường xuyên bất ổn nhằm hỗ trợ cho công an quận Bình Thạnh trong truy bắt tội phạm. Qua đã cũng có thể thấy được sự phát triển, các chính sách đầu tư trên địa bàn quận nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và nghèo.
Giao thông
Bình Thạnh là giao điểm giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 13 và được xem là trung tâm đầu mối giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Nơi đây có Bến xe Miền Đông – một trong những điểm giao thông chủ chốt cho toàn khu vực. Hơn nữa, đây còn là cửa ngõ tuyến đường sắt Bắc – Nam đi vào thành phố.
Không chỉ đường bộ mà tại toàn khu vực Bình Thạnh, hệ thống kênh rạch trên địa bàn như Thị Nghè, Cầu Bông, Vạn Thành, Thanh Đa, Hồ Tàu,… tạo điều kiện để các xuồng, ghe nhỏ đi vào quận. Nhờ đó mà hoạt động thông thương giữa quận Bình Thạnh Hồ Chí Minh với các tỉnh thành khác cũng như kinh doanh buôn bán tại địa phương diễn ra sôi nổi.
Du lịch
Hiện nay, trên địa bàn toàn quận đã hình thành các khu đô thị mới như: khu đô thị Đại Phúc Riverview, Bình Thạnh City Garden, Vinhomes Central Park,… Đây là điểm mấu chốt thu hút nguồn nhân lực trên cả nước tập trung về Bình Thạnh để mưu sinh và lập nghiệp. Do đó, toàn khu vực đã có rất nhiều khu vui chơi, mua sắm,… mọc lên để thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dân.
- Chợ Bà Chiểu
Chợ Bà Chiểu là địa điểm vui chơi thu hút hàng ngàn lượt khách đến với Bình Thạnh. Chợ nằm ở phường 1 với quy mô vô cùng lớn, nơi đây kinh doanh gần như tất cả các mặt hàng cần thiết, luôn nhộn nhịp và đông đúc mỗi ngày. Nếu có dịp đến Bình Thạnh, bạn có thể ghé thăm chợ để mua về những món đồ lưu niệm hay thưởng thức thế giới đồ ăn vặt tại đây.
- Lăng Ông (Bà Chiểu)
Nếu bạn muốn tìm về những địa danh là khu di tích lịch sử thì chắc hẳn không thể nào bỏ qua Lăng Ông Bà Chiểu. Do vị trí nằm ở khu vực Bà Chiểu, Bình Thạnh nên người dân quen gọi địa danh này với cái tên Lăng Ông – Bà Chiểu. Đây là nơi yên nghỉ với một ngôi mộ và đền thờ của Tả Quân Lê Văn Diệt – Tống, trấn giữ Gia Định xưa và vợ Đỗ Thị Phận.
- Công viên Vinhomes Central Park
Công viên Vinhomes Central Park là địa điểm hấp dẫn thu hút giới trẻ dọc bờ sông Sài Gòn. Khuôn viên rộng lớn với nền cỏ xanh và hồ nước nhân tạo mang đến một không gian mở cho các buổi sinh hoạt cần tụ tập đông người. Có thể nói, đây là địa điểm lý tưởng để gia đình, bạn bè có thể bên nhau với những buổi picnic, dã ngoại ngoài trời.
3. Bản đồ quy hoạch quận Bình Thạnh (TPHCM):
Đi cùng với quy hoạch quận Bình Thạnh là sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bất động sản tại nơi đây. Nơi đây có dân cư đông đúc, đi cùng với đó là lợi thế về khu vực trung tâm. Chính vì vậy các dự án bất động sản tại quận Bình Thạnh đều trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư cũng như người dân.
Một số dự án lớn có thể kể đến như: Vinhomes Central Park, Landmark 81, The Penta Quận Bình Thạnh, Căn hộ cao cấp Sunwah Pearl, Căn hộ Ascent Plaza quận Bình Thạnh, Căn hộ Citihome Bình Thạnh, Căn hộ Opal Tower, Dự án 152 Điện Biên Phủ, Căn hộ GreenField 686, Khu dự án Rosena Bình Thạnh,…..
THAM KHẢO THÊM: