Khái niệm phạm tội nhiều lần lần đầu được nói đến: “Đây là trường hợp phạm một tội nhiều lần (như hiếp dâm nhiều lần hoặc tham ô nhiều lần) cùng một lúc hay trong những thời gian khác nhau, mà bị phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lần. Tất nhiên phạm một tội nhiều lần thì cần xử nặng hơn trường hợp phạm tội đó chỉ có một lần”.
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, trước khi
Trong thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 2-1-1998 của
Trong Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như
Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới về phạm tội nhiều lần, chúng ta thấy rằng, Bộ luật hình sự của hầu hết các nước đều không đề cập khái niệm phạm tội nhiều lần và chỉ trong Bộ luật hình sự năm 1996 của Cộng hòa Liên bang Nga mới ghi nhận định nghĩa pháp lý về khái niệm phạm tội nhiều lần tại Điều 16 như sau:
“1- Phạm tội nhiều lần là thực hiện hai hay nhiều tội phạm được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của Bộ luật này. Việc thực hiện hai hay nhiều tội phạm được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này có thể được coi là phạm tội nhiều lần trong trường hợp các điều thuộc phần riêng của Bộ luật này có quy định.
2- Không coi là phạm tội nhiều lần nếu đối với tội phạm trước, người phạm tội đã được miễn trách nhiệm hình sự hoặc người phạm tội đã được xóa án.
3- Trong trường hợp phạm tội nhiều lần được Bộ luật này coi là một tình tiết tăng nặng hình phạt, thì người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự theo khoản của điều luật quy định hình phạt đối với trường hợp phạm tội nhiều lần”)
Phạm tội nhiều lần cũng được Bộ luật hình sự năm 1996 của Liên bang Nga coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 – Các tình tiết tăng nặng hình phạt và là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt của nhiều điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật.
Ở nước ta, cũng có một số quan điểm khác nhau về phạm tội nhiều lần. Theo Tiến sĩ khoa học luật học Lê Cảm, phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều luật đó trong Bộ luật hình sự. Còn theo Phó giáo sư, Tiến sĩ luật học Võ Khánh Vinh thì phạm tội nhiều lần với tư cách là một dạng nhiều tội phạm được hiểu là trường hợp một người phạm tội từ hai lần trở lên. Các tội phạm do người đó thực hiện có thể là giống nhau hoặc cũng có thể là các tội phạm khác nhau (cùng loại hoặc không cùng loại). Trong đó bao gồm các trường hợp: phạm tội nhiều lần chung; phạm tội nhiều lần cùng loại và phạm tội nhiều lần cùng một tội danh.
Phạm tội nhiều lần chung được hiểu là trường hợp một người phạm tội hai lần trở lên, bất kể tội phạm gì.
Phạm tội nhiều lần cùng loại được hiểu là trường hợp một người hai lần trở lên thực hiện các tội phạm cùng loại (cùng một nhóm tội). Ví dụ: Nguyễn Văn M có hành vi gây thương tích cho Lê Văn S, sau đó hai tháng lại có hành vi giết chết Trần Văn T.
Phạm tội nhiều lần cùng một tội danh được hiểu là trường hợp một người thực hiện hai lần trở lên các tội phạm cùng tội danh, tức là thực hiện tội mới cùng tội danh cũ đã thực hiện trước đó. Ví dụ: Lê Văn H hôm nay lấy trộm chiếc xe máy, hai ngày sau lại lấy trộm chiếc xe đạp. Lê Văn H đã phạm tội trộm cắp tài sản nhiều lần.
Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trường hợp phạm tội nhiều lần cùng một tội danh (gọi tắt là phạm tội nhiều lần). Trước khi đưa ra định nghĩa chính thức về phạm tội nhiều lần, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, cần phân biệt sự khác nhau giữa phạm nhiều tội và phạm tội nhiều lần, vì đây là hai chế định rất gần nhau. Theo lý luận luật hình sự của nước ta hiện nay, thì giữa phạm nhiều tội và phạm tội nhiều lần có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, phạm tội nhiều lần là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 và là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của 45 tội phạm cụ thể. Phạm tội nhiều lần là chỉ phạm một tội cụ thể từ hai lần trở lên (mỗi lần đều có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự) mà bị phát hiện hoặc đưa ra xét xử cùng một lần. Ví dụ: tháng 10 năm 2000 Nguyễn Văn A nhận hối lộ 5 triệu đồng của Vũ Văn B; tháng 11 năm 2000 Nguyễn Văn A lại nhận hối lộ 8 triệu đồng của Lê Văn C, như vậy Nguyễn Văn A đã phạm tội nhiều lần tội hối lộ. Còn phạm nhiều tội không phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên không được quy định tại Điều 52
Thứ hai, về khách thể xâm hại: ở trường hợp phạm tội nhiều lần, đối tượng xâm hại có thể khác nhau nhưng chỉ có một khách thể. Chẳng hạn, A lần này lấy trộm của B chiếc xe đạp, lần khác lấy trộm của C chiếc đồng hồ thì A cũng chỉ xâm hại một khách thể là quyền sở hữu tài sản của công dân và A chỉ phạm một tội là “trộm cắp tài sản” (Điều 170
Thứ ba, về việc quyết định hình phạt: luật hình sự quy định phạm tội nhiều lần được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ khi đưa ra xét xử cùng một lần; còn khi bị phát hiện và xét xử ở những thời điểm khác nhau thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội nhiều lần mà khi áp dụng hình phạt phải theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Còn phạm nhiều tội thì khi đưa ra xét xử cùng một lần, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung. Khi xét xử cùng một lần như vậy thì không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm nhiều tội. Tuy vậy, cũng cần phân định rõ rằng, khi một người phạm nhiều tội, trong đó có tội đã phạm nhiều lần thì khi lượng hình phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội đã phạm nhiều lần rồi quyết định hình phạt chung cho các tội mới bảo đảm chính xác và thực sự có ý nghĩa giáo dục và răn đe kẻ phạm tội.
Như vậy, phạm tội nhiều lần thông thường là những trường hợp phạm các tội giống nhau – phạm từ hai lần trở lên các tội có những dấu hiệu khách quan và chủ quan tương tự như nhau: cùng xâm hại đến các khách thể trực tiếp, được thực hiện dưới cùng một hình thức lỗi, với cùng một động cơ và mục đích phạm tội… trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện các tội ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần như sau:
Phạm tội nhiều lần là phạm tội trong trường hợp hành vi của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự và bị xét xử cùng một lần.
Ở đây cũng cần chú ý, trong trường hợp phạm từ hai tội trở lên và những tội đó được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật hình sự, thì chỉ có thể tính để xác định là phạm tội nhiều lần khi có điều tương ứng trong Phần các tội phạm được quy định riêng. Chẳng hạn, nếu tại điều đầu tiên trước khi quy định từng cấu thành tội phạm си the trong chương Các tội xâm phạm sở hữu, nhà làm luật quy định là: việc thực hiện từ lần thứ hai trở lên bất kỳ một tội phạm nào được quy định trong Chương này đều có thể bị coi là phạm tội nhiều lần.
Về mô hình lý luận luật hình sự, chúng tôi cho rằng, trong lý luận luật hình sự nước ta, cần ghi nhận về mặt lập pháp định nghĩa pháp lý về khái niệm phạm tội nhiều lần. Việc ghi nhận về mặt lập pháp khái niệm này sẽ là căn cứ pháp lý cho các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh có hiệu quả với các trường hợp phạm tội nhiều lần trong tình hình tội phạm hiện nay. Bởi vì, trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy rằng, nếu như Bộ luật hình sự chỉ ghi nhận phạm tội nhiều lần với tính chất là một tình tiết tăng nặng, nhưng lại không quy định rõ ràng nội dung cơ bản của khái niệm phạm tội nhiều lần là gì và không có định nghĩa pháp lý về phạm tội nhiều lần như là sự giải thích chính thức về mặt lập pháp của nhà làm luật, thì giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử sẽ khó có sự thống nhất và đồng bộ trong việc nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật hình sự về trường hợp phạm tội nhiều lần vào thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử. Chính vì vậy, việc điều chỉnh đầy đủ và rõ ràng chế định phạm tội nhiều lần sẽ đáp ứng được các yêu cầu cấp bách không chỉ của thực tiễn lập pháp hình sự, mà của cả thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay.