Đại lý du lịch hay còn được gọi là đại lý lữ hành, đây là các đơn vị do tổ chức, cá nhân thành lập có chức năng kinh doanh, tư vấn và bán các chương trình du lịch để hưởng hoa hồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đại lý du lịch được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đại lý du lịch:
Quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh của đại lý du lịch (hay còn được gọi là đại lý lữ hành) sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính bổ sung ngành nghề kinh doanh đại lý du lịch sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ phù hợp nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đại lý du lịch sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đại lý du lịch;
-
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hội đồng thành viên;
-
Quyết định của đại hội đồng cổ đông, quyết định của hội đồng thành viên, hoặc quyết định của chủ sở hữu đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
-
Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền để nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì sẽ không cần phải cógiấy ủy quyền ; -
Các loại giấy tờ chứng thực của cá nhân người nộp hồ sơ;
-
Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đại lý du lịch, cần phải lưu ý đến Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm ngành du lịch có thể bổ sung như sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Đại lý du lịch | 7911 |
2. | Điều hành tua du lịch, gồm: + Kinh doanh lữ hành nội địa; + Kinh doanh lữ hành quốc tế. | 7912 |
3. | Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch | 7920 |
4. | Dịch vụ lưu trú ngắn ngày | 5510 |
5. | Vận tải bằng xe buýt | 4920 |
6. | Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) | 4931 |
7. | Vận tải hành khách đường bộ khác, gồm: + Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; + Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; + Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; + Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; + Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô. | 4932 |
8. | Vận tải hành khách ven biển và vận tải hành khách viễn dương | 5011 |
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ và hợp pháp của thành phần hồ sơ, sau đó thông báo cho doanh nghiệp tự nhận kết quả hoặc yêu cầu các doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là Giấy xác nhận về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của đại lý du lịch.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ, trong đó bao gồm giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, giấy ủy quyền cho các cá nhân nộp hồ sơ, các loại giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ, sau đó tiếp tục nộp tại Sở kế hoạch và Đầu tư. Lệ phí công bố thông tin hiện nay đang được xác định là 300.000 đồng.
Bước 4: Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Sau khi đã thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, trước khi hoạt động kinh doanh thì cần phải xin giấy phép kinh doanh lữ hành tại Sở du lịch. Và trước khi kinh doanh dịch vụ du lịch có liên quan đến vận tải thì cần phải xin giấy phép tại Sở Giao thông vận tải.
2. Ngành nghề kinh doanh đại lý du lịch cần xin giấy phép gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của
-
Kinh doanh đại lý lữ hành là việc các tổ chức, các cá nhân nhận bán chương trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, bán cho các khách du lịch để có thể hưởng hoa hồng đại lý;
-
Các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời cần phải ký kết hợp đồng đại lý với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;
-
Trong trường hợp khách du lịch mua các chương trình du lịch thông qua các đại lý lữ hành, thì hợp đồng lữ hành cần phải được giao kết giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý và khách du lịch mua chương trình du lịch, trong trường hợp này thì hợp đồng cần phải ký tên và ghi rõ địa chỉ của đại lý lữ hành.
Theo đó thì có thể nói, có thể hiểu đại lý lữ hành đơn giản là một loại hình phân phối dịch vụ du lịch. Đây là việc các tổ chức và cá nhân bán chương trình du lịch cho các khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, sau đó hưởng thù lao hoa hồng theo sự thỏa thuận của các bên dựa trên hợp đồng đại lý đã ký kết ban đầu. Để có thể đi vào hoạt động kinh doanh hợp pháp, đại lý du lịch, hay còn được gọi là đại lý lữ hành cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Theo đó, đại lý du lịch cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời cần phải có hợp đồng đại lý với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tức là, đại lý du lịch cần phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản như sau:
-
Cần phải có đăng ký kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
-
Cần phải có hợp đồng đại lý ký kết với các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3. Điều kiện của doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của
-
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa, cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, cần phải thực hiện thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng, người giữ chức vụ phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn và phải tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành liên quan đến lữ hành. Trong trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên đối với các chuyên ngành khác thì bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
-
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế thì cần phải đáp ứng điều kiện như sau: Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế phải là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, cần phải thực hiện thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng, người giữ chức vụ phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải đáp ứng về trình độ học vấn và phải tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên chuyên ngành liên quan đến lữ hành, trong trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành khác thì cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
THAM KHẢO THÊM: