Đất giãn dân bản chất là một dạng tái định cư dùng để ở, loại đất này được nhà nước cung cấp cho người dân nằm trong diện quy hoạch giải tỏa hoặc người dân có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện để mua nhà, mua đất. Vậy theo quy định hiện nay thì đất giãn dân sẽ bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Đất giãn dân bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Đất giãn dân là một trong những cụm từ được nhiều người dân nhắc đến. Về mặt khái niệm, hiện nay trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta chưa có bất kỳ văn bản nào đưa ra khái niệm hoặc đề cập cụ thể đến loại đất giãn dân. Tuy nhiên trên thực tế, thông qua quy định của pháp luật về đất đai, hoàn toàn có thể hiểu đất giãn dân được xem là dạng đất tái định cư do chính quyền cung cấp cho hộ gia đình ở địa phương, đất giãn dân được sử dụng với mục đích để ở. Trong một số trường hợp nhất định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp đất giãn dân cho người dân.
Để làm rõ được vấn đề đó, người dân thuộc trường hợp được cấp đất giãn dân theo như phân tích nêu trên sẽ không nằm trong diện được miễn, người dân vẫn phải đóng tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên mức đóng tiền sử dụng đất của người dân trong trường hợp này thông thường sẽ được tính ở mức giá thấp hơn so với các điều kiện thông thường còn lại, người sử dụng đất có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán dựa trên phần thu nhập. Theo đó, đất giãn dân có thể hiểu là một loại đất với bản chất nhằm tái định cư, nằm trong chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho những người dân có điều kiện kinh tế khó khăn, không đủ khả năng để mua đất và mua nhà để sinh hoạt. Để được cấp đất giãn dân thì người dân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất theo quy định.
Về vấn đề thu hồi đất, căn cứ theo quy định tại Điều 3
Trong một số trường hợp nhất định, đất giãn dân vẫn bị thu hồi. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật đất đai năm 2013, đất giãn dân bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
(1) Bị thu hồi vì mục đích quốc phòng an ninh, trong đó bao gồm:
+ Xây dựng căn cứ quân sự;
+ Xây dựng ga quân sự, xây dựng cảng quân sự;
+ Xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, xây dựng công trình trận địa, xây dựng công trình có vai trò đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng;
+ Xây dựng công trình công nghiệp, xây dựng công trình khoa học công nghệ, công trình văn hóa thể dục thể thao phục vụ trực tiếp cho quá trình bảo vệ quốc phòng an ninh;
+ Xây dựng kho tàng phục vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Xây dựng trường bắn, thao trường, bãi hủy vũ khí, bãi thử vũ khí của các lực lượng vũ trang.
(2) Thu hồi đất để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội phải xuất phát vì lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. Theo đó:
+ Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do cơ quan có thẩm quyền đó là Quốc Hội quyết định dựa trên chủ trương đầu tư cần phải thu hồi đất;
+ Thực hiện các dự án do thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư mà bắt buộc phải thu hồi đất.
(3) Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm quy định của pháp luật đất đai, bao gồm:
+ Người sử dụng đất có hành vi cố tình bị loại đất trái quy định của pháp luật;
+ Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để quản lý tuy nhiên bị lấn chiếm trái quy định của pháp luật;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm nên đã bị lấn chiếm.
(4) Thu hồi đất do chấm dứt quá trình sử dụng đất theo quy định của pháp luật, tự nguyện trả lại đất, hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của con người. Bao gồm:
+ Cá nhân sử dụng đất đã qua đời tuy nhiên cá nhân đó không có người thừa kế;
+ Người sử dụng đất tự nguyện trả lại bất động sản cho nhà nước;
+ Đất được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất dưới nhiều hình thức khác nhau, có thời hạn tuy nhiên không được gia hạn khi hết hạn;
+ Đất ở tại các khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của con người.
Theo đó, nếu đất giãn dân thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì hoàn toàn có thể bị nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật.
2. Đất giãn dân có được xây nhà hay không?
Thực tế hiện nay, đối tượng để được xem xét cấp đất giãn dân bao gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa phương, đồng thời đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
- Hộ gia đình chưa có nhà ở, chưa có đất để xây dựng nhà, chưa được xem xét để giao đất giãn dân;
- Hộ gia đình có diện tích nhà ngay trên đất nằm trong khu vực quy hoạch hoặc nằm trong khu vực giải tỏa;
- Hộ gia đình thuộc diện ra cảnh khó khăn có xác nhận của cơ quan tại địa phương;
- Hộ gia đình có đông nhân khẩu, nay tiếp tục thêm một cặp vợ chồng đã tách riêng hộ khẩu và hình thành một gia đình riêng, tuy nhiên vẫn không đáp ứng đầy đủ diện tích đất để xây dựng nhà.
Theo quy định của pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm có liên quan hiện nay, không có quy định cụ thể về loại đất giãn dân. Tuy nhiên trên thực tế, đất giãn dân này là một dạng đất tái định cư, và được sử dụng với mục đích chính là để ở. Nhà nước sử dụng đất giãn dân để cấp cho các cá nhân và hộ gia đình khi hộ gia đình nằm trên diện tích đất bị thu hồi, bị giải tỏa, đồng thời các cá nhân trong hộ gia đình đó không có nơi ở, không đáp ứng đầy đủ điều kiện về tài chính để có thể mua đất.
Đất giãn dân chủ yếu nằm trong các chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho những người có thu nhập thấp, những người có khó khăn về tài chính, không có đủ điều kiện để mua đất và mua nhà. Vì vậy, giá thành của loại đất giãn dân tương đối rẻ so với các loại đất khác trên thị trường, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của người dân. Thông thường, những khu vực có đất giãn dân phổ biến ở ven đô thị hoặc ngoại thành. Đất giãn dân là một hình thức đất tái định cư, đất giãn dân mang bản chất pháp lý tương đương với đất thổ cư, được sử dụng với mục đích chính để ở. Vì vậy, người dân sử dụng đất giãn dân hoàn toàn có thể xây nhà trên đất đó để phục vụ cho quá trình sinh hoạt hằng ngày của gia đình.
3. Có nên mua đất giãn dân hay không?
Trên thực tế hiện nay, đất giãn dân là loại đất rẻ hơn so với các loại đất khác, bởi vì đa phần đất giãn dân đều là những loại đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất giãn dân được xem là loại đất được cơ quan có thẩm quyền bán giá rẻ cho người dân khi người dân thuộc trường hợp có điều kiện kinh tế khó khăn và không đủ điều kiện để mua các loại đất thông thường. Tuy nhiên, khi muốn thực hiện thủ tục chuyển nhượng lại đất này, cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Có thể kể đến một số điều kiện cơ bản như sau:
- Người chuyển nhượng đất bắt buộc phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
- Đất chuyển nhượng không bị tranh chấp, kiện tụng tại cơ quan có thẩm quyền;
- Đất đang trong thời hạn sử dụng đất, đất không bị kê biên để đảm bảo cho quá trình thi hành án.
Sau khi đã nắm bắt được đầy đủ quy định về đất giãn dân, và các quy định có liên quan đến quá trình chuyển nhượng đất giãn dân, để có thể đưa ra quyết định nên mua đất giãn dân hay không thì cần phải trả lời được nhiều câu hỏi. Bạn cần phải tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng như: Bạn có nhu cầu mua đất để ở hay để đầu tư, vị trí của mảnh đất đó có phù hợp với mục đích mà bạn đang hướng tới hay không, vị trí giao thông của mảnh đất đó hiện nay như thế nào, có thuận lợi hay không, trong tương lai có phát triển và cải thiện hay không, mảnh đất có gần các công trình tiện ích như siêu thị hoặc bệnh viện hay không, tính chất pháp lý của mảnh đất đó có minh bạch và rõ ràng hay không, mảnh đất đó có thuộc diện giải tỏa hoặc quy hoạch hay không …?
Trong trường hợp bạn đã trả lời được đầy đủ câu hỏi mang tính chất pháp lý nêu trên, và tất cả các câu hỏi đều là tích cực, mảnh đất bạn đang hướng tới có vị trí tốt, đường xá giao thông thuận lợi, có rất nhiều dịch vụ công cộng, đất không nằm trong quy hoạch giải tỏa, đất không có tranh chấp và có tính chất pháp lý rõ ràng, vì vậy bạn nên đầu tư cơ hội vào mảnh đất đó. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn tìm được một mảnh đất rồi ạ, đang chờ sổ, thì hãy cảnh giác và tỉnh táo. Quá trình mua bán đất viết tay ẩn chứa rất nhiều nguy cơ trong tương lai. Trên thực tế không ít trường hợp đã bị “tiền mất tật mang”. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi có đất để xác nhận những thông tin liên quan đến mảnh đất đó. Vì vậy, việc nên mua đất giãn dân hay không mua đất giãn dân là quyết định của từng người, tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế tài chính của mỗi người khác nhau, người ta sẽ đưa ra quyết định lựa chọn việc có nên mua đất giãn dân hay không.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013.
THAM KHẢO THÊM: