Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. Nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14.
Mục lục bài viết
1. Tỉnh Đắk Nông ở đâu? Tỉnh Đắk Nông thuộc miền nào?
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ Bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ Đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 689 km về phía Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1358 km về phía Bắc, có vị trí địa lý: Phía đông và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
Các điểm cực của tỉnh Đắk Nông:
- Điểm cực Đông: xã Đăk Plao, huyện Đắk Glong
- Điểm cực Tây: xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức
- Điểm cực Nam: xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp
- Điểm cực Bắc: xã Ea Po, huyện Cư Jút.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 2 cửa khẩu quốc tế với Vương quốc Campuchia là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup’rang thuộc địa phận Tuy Đức. Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.
Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.Nhiệt độ trung bình năm 22-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 35 độ C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 14 độC, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.000 độ rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
2. Diện tích tỉnh Đắk Nông? Dân số tỉnh Đắk Nông?
Theo thống kê năm 2020, tỉnh Đắk Nông có diện tích 6.509,27 km². Dân số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 622.168, trong đó dân số thành thị: 97.040 người, chiếm 15,04%; dân số nông thôn: 548.361 người, chiếm 84,96%; dân số nam: 330.108 người, chiếm 51,15%; dân số nữ: 315.293 người, chiếm 48,85%. Tổng tỷ suất sinh năm 2018 đạt 1,82 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 14,85‰; tỷ suất sinh thô là 21,01‰; tỷ suất chết thô là 6,16‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 24,7‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 37,6‰. Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh năm 2018 là 69,92 năm, trong đó nam là 67,11 năm và nữ là 72,9 năm. Tỷ lệ dô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 30%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 281.643 người, nhiều nhất là Công giáo có 176.790 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 83.700 người, Phật giáo có 20.600 người, đạo Cao Đài có 341 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 97 người, Minh Lý đạo có 70 người, Hồi giáo có 18 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có chín người, tôn giáo Baha’i có bảy người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có sáu người, Bà La Môn có bốn người và 1 người theo Minh Sư đạo.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộc. Trong đó, đông nhất là người Kinh với 332.431 người, xếp thứ 2 là người Mnông với 39.964 người, vị trí thứ 3 là người Nùng với 27.333 người, người Mông ở vị trí thứ 4 với 21.952 người, cùng với các dân tộc khác như người Tày với 20.475 người, người Dao có 13.932 người, người Thái có 10.311 người, người Mạ có 6.456 người, Ê Đê có 5.271 người, người Hoa có 4.686 người, người Mường có 4.070 người…cùng một số dân tộc ít người khác.
Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.
Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M’Nông (huyện Lăk – Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R’lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T’rưng, đàn K’lông pút, đàn nước, kèn, sáo… Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.
Đăk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú.
Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.
3. Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Đắk Nông:
STT | Thành phố/Huyện |
1 | Huyện Cư Jút |
2 | Huyện Đắk Glong |
3 | Huyện Đắk Mil |
4 | Huyện Đắk Rlấp |
5 | Huyện Đắk Song |
6 | Huyện Krông Nô |
7 | Huyện Tuy Đức |
4. Danh sách đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc tỉnh Đắk Nông:
STT | Tên xã phường |
1 | Phường Nghĩa Đức |
2 | Phường Nghĩa Thành |
3 | Phường Nghĩa Phú |
4 | Phường Nghĩa Tân |
5 | Phường Nghĩa Trung |
6 | Xã Đăk R’Moan |
7 | Phường Quảng Thành |
8 | Xã Đắk Nia |
9 | Xã Quảng Sơn |
10 | Xã Quảng Hoà |
11 | Xã Đắk Ha |
12 | Xã Đắk R’Măng |
13 | Xã Quảng Khê |
14 | Xã Đắk Plao |
15 | Xã Đắk Som |
16 | Thị trấn Ea T’Ling |
17 | Xã Đắk Wil |
18 | Xã Ea Pô |
19 | Xã Nam Dong |
20 | Xã Đắk DRông |
21 | Xã Tâm Thắng |
22 | Xã Cư Knia |
23 | Xã Trúc Sơn |
24 | Thị trấn Đắk Mil |
25 | Xã Đắk Lao |
26 | Xã Đắk R’La |
27 | Xã Đắk Gằn |
28 | Xã Đức Mạnh |
29 | Xã Đắk N’Drót |
30 | Xã Long Sơn |
31 | Xã Đắk Sắk |
32 | Xã Thuận An |
33 | Xã Đức Minh |
34 | Thị trấn Đắk Mâm |
35 | Xã Đắk Sôr |
36 | Xã Nam Xuân |
37 | Xã Buôn Choah |
38 | Xã Nam Đà |
39 | Xã Tân Thành |
40 | Xã Đắk Drô |
41 | Xã Nâm Nung |
42 | Xã Đức Xuyên |
43 | Xã Đắk Nang |
44 | Xã Quảng Phú |
45 | Xã Nâm N’Đir |
46 | Thị trấn Đức An |
47 | Xã Đắk Môl |
48 | Xã Đắk Hòa |
49 | Xã Nam Bình |
50 | Xã Thuận Hà |
51 | Xã Thuận Hạnh |
52 | Xã Đắk N’Dung |
53 | Xã Nâm N’Jang |
54 | Xã Trường Xuân |
55 | Thị trấn Kiến Đức |
56 | Xã Quảng Tín |
57 | Xã Đắk Wer |
58 | Xã Nhân Cơ |
59 | Xã Kiến Thành |
60 | Xã Nghĩa Thắng |
61 | Xã Đạo Nghĩa |
62 | Xã Đắk Sin |
63 | Xã Hưng Bình |
64 | Xã Đắk Ru |
65 | Xã Nhân Đạo |
66 | Xã Quảng Trực |
67 | Xã Đắk Búk So |
68 | Xã Quảng Tâm |
69 | Xã Đắk R’Tíh |
70 | Xã Đắk Ngo |
71 | Xã Quảng Tân |
THAM KHẢO THÊM: