Chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử được xem là toàn bộ thông tin, dữ liệu được tạo ra, lưu trữ bằng phương pháp điện tử, được sử dụng áp dụng cho các giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì giá trị pháp lý của chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giá trị pháp lý của chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử:
Trước hết, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử đang được quy định và giải thích cụ thể tại khoản 3 Điều 3 của
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 166/2016/NĐ-CP giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế, có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử. Theo đó, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử có giá trị pháp lý như sau: Chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử căn cứ theo quy định tại Nghị định 166/2016/NĐ-CP, có giá trị pháp lý như hồ sơ, văn bản, giấy tờ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý tương đương như: Hồ sơ, chứng từ, giấy tờ, thông báo, văn bản bằng giấy theo quy định của pháp luật.
2. Chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử bao gồm các loại nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 166/2016/NĐ-CP giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế, có quy định cụ thể về các loại chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử. Theo đó, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ bao gồm các loại chứng từ như sau:
– Thành phần hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử;
– Chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán của cơ quan có thẩm quyền đó là Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua phương thức điện tử;
– Các văn bản, giấy tờ, tài liệu, thông báo khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch bảo hiểm xã hội bằng phương pháp điện tử.
Như vậy, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử bao gồm các loại như sau: Hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử, các loại giấy tờ chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng phương pháp điện tử, các văn bản/giấy tờ/thông báo khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch bảo hiểm xã hội bằng phương pháp điện tử.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 166/2016/NĐ-CP giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế, có quy định cụ thể về yêu cầu đối với chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử. Theo đó, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử có các yêu cầu cơ bản sau:
– Chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 166/2016/NĐ-CP giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế, cần phải có đầy đủ chữ ký số của người có trách nhiệm và nghĩa vụ ký chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong trường hợp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền thì hệ thống thông tin bắt buộc phải có khả năng nhận biết và xác nhận việc đã xử lý của những người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình luân chuyển chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử đến người ký chứng từ cuối cùng;
– Trong trường hợp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử có thành phần kèm theo dạng giấy thì cơ quan, cá nhân, tổ chức tham gia vào giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Quá trình chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ giao dịch điện tử bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu như sau: Phải phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy, cần phải có chữ ký/họ tên đầy đủ của người thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, cần phải có chữ ký/ký hiệu riêng xác nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;
– Trong trường hợp cần thiết, chứng từ điện tử hoàn toàn có thể chuyển đổi ngược lại sang hình thức chứng từ giấy tuy nhiên cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau: Chứng từ giấy sau khi chuyển đổi cần phải phản ánh trọn vẹn và toàn bộ nội dung của chứng từ điện tử, người thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy cần phải ký và ghi rõ họ tên trên chứng từ giấy sau khi chuyển đổi, và cần phải đóng thêm dấu đối với những loại chứng từ bắt buộc phải có, cần phải có ký hiệu xác nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.
Như vậy có thể nói, chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử có thành phần kèm theo ở dạng giấy thì cơ quan, cá nhân tham gia vào giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi từ chứng từ bảo hiểm xã hội giấy sang chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu đó là phản ánh đầy đủ trọn vẹn nội dung của chứng từ giấy, cần phải có chữ ký và họ tên của người thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, cần phải có ký hiệu xác nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
3. Thời gian nộp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 166/2016/NĐ-CP giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế, có quy định cụ thể về thời gian nộp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử. Theo đó:
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử có thể thực hiện giao dịch điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thực hiện thông qua Cổng thông tin của tổ chức I-VAN trong khoảng thời gian 24h trong ngày và 07 ngày trong tuần;
– Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức I-VAN sẽ gửi thông báo xác nhận đã nhận được chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử đến địa chỉ thư của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ chậm nhất là 15 phút sau khi nhận được chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử của các tổ chức/cá nhân gửi đến.
Theo đó, thời gian nộp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử được quy định cụ thể như trên. Vì vậy, Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức I-VAN sẽ gửi thông báo xác nhận đã nhận được chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử đến địa chỉ thư của các cơ quan/tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ chậm nhất là 15 phút sau khi nhận được chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử của các tổ chức/cá nhân gửi đến.
Trên đây là toàn bộ nội dung câu trả lời về giá trị pháp lý của chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử. Hy vọng đây là bài viết hữu ích Luật Dương Gia cung cấp, quý bạn đọc có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 166/2016/NĐ-CP giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: