Chất thải nguy hại là các loại chất thải có chứa hợp chất mang đặc tính nguy hiểm trực tiếp dễ cháy nổ, ngộ độc, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sức khỏe con người. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình xin cấp giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại là một trong những loại chất vô cùng nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời thì có thể gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe của con người. Có thể kể đến một số tác hại trong trường hợp chất thải nguy hại chưa được xử lý kịp thời như: Các chất thải để dưới nhiệt độ thường có thể gây ra tình trạng tự bốc cháy, hỏa hoạn, làm ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, gây tổn thương lên vùng da của con người …. thậm chí là tử vong. Vì vậy, quy trình thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại cần phải được quan tâm đặc biệt.
TheoNghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thì quy trình xin cấp giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Đơn đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản thông tin liên quan đến các loại chất thải nguy hại thu gom và vận chuyển;
– Giấy tờ tùy thân của cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức xin cấp giấy phép thu gom vận chuyển các loại chất thải nguy hại.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép thu gom vận chuyển các loại chất thải nguy hại được xác định là Bộ tài nguyên và Môi trường. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bước 3: Bộ tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ phải thông báo bằng văn bản đã yêu cầu tổ chức và cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau đó, tiến hành hoạt động tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại, nhận được văn bản của Sở tài nguyên và môi trường, cơ quan cấp phép sẽ tổ chức kiểm tra thực tế tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hại và trạm trung chuyển chất thải nguy hại, trong trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ ra quyết định cấp giấy phép vận chuyển thu gom chất thải nguy hại.
Bước 4: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại. Trong trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
2. Điều kiện cấp phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại:
Cấp giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại là một trong những vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường thì để được cấp giấy phép thu gom vận chuyển chất thải nguy hại thì cần phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở pháp lý và điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật, điều kiện về nhân lực. Cụ thể bao gồm:
– Cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với các dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại;
– Cần phải có địa điểm để xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
– Cần phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật trong quá trình thu gom, xử lý chất thải nguy hại. Các hệ thống và thiết bị xử lý, phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu trữ, khu vực lưu trữ tạm thời, khu vực trung chuyển chất thải nguy hại cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ thuật và quy trình quản lý;
– Cần phải có công trình bảo vệ môi trường tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng được điều kiện kĩ thuật;
– Cần phải có đội ngũ nhân lực. Theo đó, một cơ sở xử lý chất thải nguy hại cần phải có ít nhất một người đảm nhiệm chức vụ quản lý và điều hành, đồng thời cần phải có một người hướng về chuyên môn kĩ thuật có đầy đủ điều kiện chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
– Cần phải có một trạm trung chuyển chất thải nguy hại, trong đó phải có ít nhất một người đảm nhiệm chức vụ quản lý và điều hành, hướng dẫn chuyên môn kĩ thuật, người đó phải có trình độ chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;
– Cần phải có đội ngũ vận hành lái xe được đào tạo, tập huấn trong quá trình vận hành các phương tiện hệ thống, trang thiết bị xử lý chất thải nguy hại đảm bảo an toàn;
– Cần phải có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động. Trong phương án đó phải bao gồm các nội dung cơ bản như: tiểu bạch kiểm soát bảo vệ môi trường, kế hoạch an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe con người, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố, kế hoạch đào tạo và tập huấn, chương trình quan trắc môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại;
– Có phương án bảo vệ môi trường trong quá trình thu gom, xử lý chất thải nguy hại;
– Cần phải có quy trình vận hành an toàn đối với các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.
3. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ sở thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó:
– Cần phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 77 của Luật bảo vệ môi trường và Điều 58 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
– Cần phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nhân lực, yêu cầu về trang thiết bị phương tiện chuyên dùng để phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định;
– Thu gom, vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, vận chuyển đến trạm trung chuyển hoặc các cơ sở xử lý bằng các phương tiện, các trang thiết bị đáp ứng đầy đủ điều kiện yêu cầu về kĩ thuật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, cần phải bố trí các loại phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom, lưu giữ nước thải tại các trạm trung chuyển để xử lý, quá trình lắp đặt các trang thiết bị cần phải đảm bảo trang thiết bị đó đáp ứng đầy đủ quy chuẩn/tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp luật, hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho các đơn vị xử lý;
– Không để rơi/vãi các loại chất thải rắn sinh hoạt, gây mùi hôi, phát tán bụi, nước rò rỉ ra ngoài môi trường ảnh hưởng xấu tới môi trường, ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của người dân trong quá trình thu gom và vận chuyển;
– Đào tạo nghiệp vụ, cung cấp các loại trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trong quá trình thu gom, vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: