Các nhà thầu và nhà đầu tư là hai chủ thể quan trọng trong một dự án xây dựng, hai chủ thể này có vai trò khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển trước án. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hai nhà thầu cùng thành viên góp vốn có được cùng nhau tham gia dự thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. 2 nhà thầu cùng thành viên góp vốn có được cùng dự thầu?
Pháp luật hiện nay chưa đưa ra khái niệm giải thích cụ thể về nhà thầu. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản thì nhà thầu là một tổ chức, đơn vị đáp ứng đầy đủ điều kiện và năng lực để có thể thực hiện gói thầu trên thực tế cho các chủ đầu tư. Các nhà thầu đã ký hợp đồng với chủ đầu tư, thầu toàn bộ hoặc có thể thầu một phần công việc, dự án liên quan đến yêu cầu/công việc được mời thầu. Về bản chất thì hoạt động đấu thầu là hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu để thực hiện một dự án đầu tư nhất định. Mục đích của các nhà thầu khi tham gia vào hoạt động đấu thầu là có thể giành được quyền lợi trong quá trình cung cấp hàng hóa/dịch vụ, đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, không hiếm gặp trường hợp hai nhà thầu cùng thành viên góp vốn cùng nhau tham gia dự thầu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Nhà thầu và các nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký hoạt động và thành lập hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà nhà thầu/nhà đầu tư đó đang hoạt động cung cấp;
+ Thực hiện chế độ hạch toán tài chính độc lập, không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể, không bị kết luận đang rơi vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
+ Đã thực hiện thủ tục đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời đảm bảo năng lực cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động đấu thầu căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu năm 2023;
+ Không đang trong thời gian bị cấm tham gia quá trình dự thầu, đồng thời có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
+ Bắt buộc phải thực hiện thủ tục liên danh với các nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với trường hợp nhà thầu nước ngoài khi tham dự hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam, ngoại trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu đó.
– Nhà thầu và các nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật mà nước cá nhân đó là công dân;
+ Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, đồng thời không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động dự thầu.
Như vậy, pháp luật hiện nay không cấm hai nhà thầu có cùng thành viên góp vốn được quyền tham gia dự thầu, hai nhà thầu này sẽ được quyền tham gia góp vốn khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện về tư cách hợp lệ của các nhà thầu theo quy định của pháp luật.
2. Những gói thầu cần phải áp dụng biện pháp chỉ định thầu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về chỉ định thầu. Theo đó, chỉ định thầu sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Gói thầu cần được thực hiện để khắc phục ngay hoặc để kịp thời xử lý hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng, gói thầu cần được thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước, gói thầu cần được triển khai ngay lập tức để tránh nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình lân cận liên can, gói thầu mua thuốc/mua các loại hóa chất/mua các loại vật tư, trang thiết bị y tế để phục vụ cho hoạt động triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp;
– Gói thầu cấp bách cần triển khai hướng tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới quốc gia và hải đảo;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, gói thầu mua sắm các loại trang thiết bị hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải đảm bảo tính tương thích về công nghệ/bản quyền mà không thể mua được từ các nhà thầu khác, gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
– Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn báo cáo nghiên cứu khả thi, gói thầu cung cấp dịch vụ thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả đó đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực theo quy định của pháp luật. Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, thi công xây dựng các loại phù điêu, tranh hoành tráng, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật gắn liền với quyền tác giả từ khâu sản xuất đến khâu thi công công trình;
– Gói thầu di dời các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, gói thầu rà soát bom/mìn, rà soát các loại vật nổ để chuẩn bị mặt bằng cho quá trình thi công xây dựng công trình;
– Gói thầu cung cấp các loại sản phẩm dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định cụ thể của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.
Theo đó, các gói thầu nêu trên được xác định là gói thầu bắt buộc phải áp dụng chỉ định thầu.
3. Nội dung cần phải có trong thành phần hồ sơ mời thầu khi lựa chọn nhà thầu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu. Theo đó, hồ sơ mời thầu khi lựa chọn nhà thầu sẽ bao gồm các nội dung sau:
– Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm;
– Bản dữ liệu đấu thầu;
– Biểu mẫu mời thầu, biểu mẫu dự thầu;
– Phạm vi cung cấp, yêu cầu kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
– Điều kiện hợp đồng, biểu mẫu hợp đồng;
– Các thành phần hồ sơ, bản vẽ, nội dung khác trong hồ sơ mời thầu;
– Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ dự thầu, năng lực của các nhà thầu, điều kiện kinh nghiệm của các nhà thầu, kĩ thuật, tài chính, thương mại, uy tín của các nhà thầu thông qua quá trình tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đó sử dụng. Trong trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, thì hồ sơ mời thầu bắt buộc phải nêu rõ phạm vi công việc, yêu cầu về năng lực và yêu cầu về kinh nghiệm của các nhà thầu phụ đặc biệt đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
– Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
THAM KHẢO THÊM: