Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng là phòng ngừa, ngăn chặn hay xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản về thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. Vậy các loại thuốc bảo vệ thực vật nào được phép quảng cáo?
Mục lục bài viết
1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật nào được phép quảng cáo?
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng là phòng ngừa, ngăn chặn hay xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản về thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. Điều 70 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, Điều này quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật như sau:
– Chỉ được quảng cáo các loại thuốc ở trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
– Nội dung quảng cáo phải đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với những hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn, có những nội dung cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
Theo đó, khi thực hiện quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ được phép quảng cáo các loại thuốc ở trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Mà căn theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn quy định Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam thì các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép quảng cáo gồm có:
– Thuốc sử dụng ở trong nông nghiệp:
+ Thuốc trừ sâu: gồm 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ bệnh: gồm 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ cỏ: gồm 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ chuột: gồm 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
+ Thuốc điều hoà sinh trưởng: gồm 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
+ Chất dẫn dụ côn trùng: gồm 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ ốc: gồm 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
+ Chất hỗ trợ (chất trải): gồm 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
– Thuốc trừ mối: gồm 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.
– Thuốc bảo quản lâm sản: gồm 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
– Thuốc khử trùng kho: gồm 03 hoạt chất với 09 tên thương phẩm.
– Thuốc mà sử dụng cho sân golf:
+ Thuốc trừ bệnh: gồm 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ cỏ: gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
+ Thuốc điều hoà sinh trưởng: gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
– Thuốc để xử lý hạt giống:
+ Thuốc trừ sâu: gồm 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ bệnh: gồm 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm.
– Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch: gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
2. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
Điều 60 Thông tư
– Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải có các nội dung sau trừ trường hợp nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể ở trên không, dưới nước, vật thể di động, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, những phương tiện giao thông, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (trường hợp này không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung bắt buộc phải có khi Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật):
+ Tên thương phẩm, tên các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật;
+ Tính năng tác dụng và các điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân mà đăng ký, phân phối;
+ Thông tin hướng dẫn sử dụng;
+ Cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn về phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
– Hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật phải có hướng dẫn về an toàn, hiệu quả trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 20: 2010/BVTV Tài liệu hướng dẫn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.
– Thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cấp tính loại I, II theo phân loại GHS chỉ được hội thảo nhằm để khuyến cáo sử dụng an toàn.
– Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Như vậy, khi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thì phải đảm bảo các vấn đề sau:
– Thứ nhất, về nội dung quảng cáo: Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải có các nội dung sau:
+ Tên thương phẩm, tên các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật;
+ Tính năng tác dụng và các điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân mà đăng ký, phân phối;
+ Thông tin hướng dẫn sử dụng;
+ Cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn về phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
– Thứ hai, nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận: cơ quan có thẩm quyền xác nhận về nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật được quy định ở tại Điều 61 Thông tư
+ Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với báo chí, những trang thông tin điện tử, những thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, những sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và cả các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc.
+ Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận về những nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
++ Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và cả các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
++ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn hay màn hình chuyên quảng cáo.
++ Các phương tiện giao thông;
++ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức về sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
++ Người chuyển tải các sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
++ Những phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật thì hồ sơ để đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (đơn được thực hiện theo mẫu quy định ở tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật);
– Bản sao chụp của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
– Sản phẩm quảng cáo. Lưu ý rằng, nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và cat các hình thức tương tự);
– Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của chính báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
– Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: