Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt là trường hợp người nộp thuế được hoàn lại khoản thuế đã nộp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay thì các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất gồm những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp trong các trường hợp sau:
(1) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
– Hàng hoá nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
– Hàng hoá nhập khẩu đã đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa được nhập khẩu để có mục đích bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ.
– Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu thực hiện theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu sẽ được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
– Hàng nhập khẩu đã đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
– Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, giới thiệu sản phẩm, triển lãm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
– Hàng nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo khai báo, nhưng trên thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu xuất hiện lỗi bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đối với hàng nhập khẩu hiện chưa phù hợp về chủng loại, chất lượng theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận lại số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, nếu trường hợp có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp hàng hóa được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp phải trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa cần phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không tiến hành thu thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
(2) Hàng hoá được xác định là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Lưu ý: Đối với việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo trường hợp (1), (2) thì chỉ thực hiện đối với hàng hóa trên thực tế xuất khẩu và hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được tiến hành thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
(3) Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi thực hiện việc sáp nhập, chia, tách, phá sản, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, bán, khoán, giao, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.
(4) Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp:
– Hoàn thuế thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Hoàn thuế thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã thực hiện nộp lớn hơn số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định.
2. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản 3
(1) Hàng hóa được xác định là do cơ sở sản xuất, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu hoặc gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán;
(2) Hàng hóa nhập khẩu gồm:
– Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, bao gồm:
+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm kể cả hàng hóa nhập khẩu được thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;
+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi đến cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam được thực hiện đúng theo định mức quy định của pháp luật.
– Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
– Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
(3) Tàu bay, du thuyền sử dụng với mục đích để kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;
(4) Xe ô tô cứu thương; xe ô tô tang lễ; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
(5) Hàng hoá được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
3. Quy định về người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay:
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:
– Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân hiện đang có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật quản lý thuế 2019;
– Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Thông tư 195/2015/TT-BTC Hướng dẫn thi hành
THAM KHẢO THÊM: