Nền kinh tế thị trường đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, điều này khiến các doanh nghiệp phải hoàn thiện mình để gia tăng sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác thậm chí là các doanh nghiệp ở nước ngoài. Để nhập khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp cần điều kiện cần và đủ. Vậy thủ tục nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi nhập khẩu máy móc tạo tài sản cố định như sau:
– Thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với các trường hợp đặc thù
+ Người nộp thuế sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án theo quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không được nhập khẩu hàng hóa mà phải được phép tiếp nhận hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu từ cá nhân, tổ chức khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì người nộp thuế sẽ được quyền thực hiện đăng ký tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa nhận chuyển nhượng và được miễn thuế nhập khẩu với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu. Cá nhân, tổ chức chuyển nhượng hàng hóa sẽ không phải có trách nhiệm nộp lại số thuế nhập khẩu đã được miễn.
+ Hàng hóa đã được nhập khẩu và đã được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi về đầu tư sẽ được quyền sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư khác của cùng chủ dự án thì chủ đầu tư đăng ký tờ khai hải quan mới đối với số hàng hóa điều chuyển và được miễn thuế nhập khẩu nếu trường hợp đáp ứng các điều kiện sau: Giá của hàng hóa nhập khẩu được điều chuyển không bao gồm thuế nhập khẩu; tại thời điểm đó được xét về tính phù hợp với lĩnh vực, quy mô của dự án ưu đãi đầu tư tiếp nhận; đáp ứng được quy định về tài sản cố định; có tên trong Danh mục miễn thuế của dự án tiếp nhận đã thông báo cho cơ quan hải quan.
Như vậy thì theo đó, hồ sơ miễn thuế khi làm thủ tục hải quan đối được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan trong đó bao gồm:
– Hồ sơ miễn thuế đó là hồ sơ hải quan dựa theo quy định tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, thì tùy từng trường hợp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp thêm một trong các chứng từ sau:
+ 01 bản chụp: Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
+ 01 bản chụp: Hợp đồng cung cấp hàng hóa thực hiện theo theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa:
+ 01 bản chụp: Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí trong đó cần phải ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí;
+ 01 bản chụp: Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu;
+ 01 bản chụp: Chứng từ về việc chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu;
+ 01 bản chính: Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định tại khoản 11, khoản 15, khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:;
– 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu: Danh mục miễn thuế hiện đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận.
Đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, người nộp thuế sẽ không phải nộp Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan sử dụng Danh mục miễn thuế trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện miễn thuế theo quy định.
-01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu: Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, đ khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
2. Nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định có phải nộp thuế nhập khẩu không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP về miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được thực hiện như sau:
– Hàng hóa được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
– Hàng hóa được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của một dự án đầu tư có phần dự án mà xác định thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu được phân bổ, hạch toán riêng để sử dụng trực tiếp cho phần dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư.
– Dự án đầu tư được xác định là thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư và không thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư thì được miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định của đối tượng sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định trên.
3. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là những đối tượng nào?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư như sau:
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 trong đó bao gồm:
+ Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 31/2021/NĐ-CP dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
+ Căn cứ theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 31/2021/NĐ-CP đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng ưu đãi đầu tư.
+ Cheo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 đối với dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư.
+ Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 gồm:
+ Trung tâm đổi mới sáng tạo.
+ Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
+ Chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Như vậy, trên đây là các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư 2020;
– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: