Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất trong loại hình công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì cổ đông nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì có quyền được dự họp đại hội đồng cổ đông?
Mục lục bài viết
1. Nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu thì được dự họp Đại hội đồng cổ đông?
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 của Văn bản hợp nhất
– Cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành khi có đủ số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết, và tỷ lệ cụ thể sẽ do điều lệ công ty cổ phần quy định;
– Trong trường hợp tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện để tiến hành, thông báo mời họp lần thứ hai cần phải được gửi trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày dự họp lần thứ nhất, trong trường hợp điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần thứ hai sẽ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện với tỷ lệ từ đủ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên, tỷ lệ cụ thể sẽ do điều lệ công ty cổ phần quy định;
– Trong trường hợp tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần thứ hai tuy nhiên vẫn không đáp ứng đầy đủ điều kiện để tiến hành, tiếp tục thông báo mời họp lần thứ ba, thông báo lần thứ ba bắt buộc phải được gửi trong khoảng thời gian 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày dự họp lần thứ hai, trong trường hợp điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tổ chức lần thứ ba sẽ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp;
– Chỉ có đại hội đồng cổ đông mới là cô quan có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp căn cứ theo quy định tại Điều 142 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022.
Theo đó thì có thể nói, cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành khi có tổng số cổ đông dự họp đại diện chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết, tỷ lệ cụ thể sẽ do điều lệ công ty cổ phần quy định.
2. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về thể thức tiến hành cuộc họp và biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Theo đó, trong trường hợp điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác, thi thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần sẽ được tiến hành như sau:
(1) Trước khi khai mạc cuộc họp đại hội đồng cổ đông, bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký cổ đông dự họp đại hội đồng cổ đông.
(2) Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu trong đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành cụ thể như sau:
– Chủ tịch hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật sẽ được làm chủ tọa hoặc có thể ủy quyền cho các thành viên khác trong hội đồng quản trị làm chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông do hội đồng quản trị triệu tập, trong trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên khác trong hội đồng quản trị sẽ bầu 01 người trong số họ để trở thành chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì trưởng ban kiểm soát điều hành sẽ để cho Đại hội đồng cổ đông tự bầu chủ tọa và người có số phiếu bầu cao nhất sẽ trở thành chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông;
– Chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ cử một người hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;
– Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu một người hoặc có thể bầu một số người vào vị trí Ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
(3) Chương trình và nội dung cuộc họp bắt buộc phải được đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc cuộc họp. Chương trình bắt buộc phải xác định cụ thể thời gian đối với từng vấn đề trong quá trình họp đại hội đồng cổ đông.
(4) Chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết, hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng quy trình đã được thông qua, phản ánh được đầy đủ mong muốn của đa số các thành viên dự họp.
(5) Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành hoạt động thảo luận, biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết sẽ được tiến hành bằng văn bản, có thể biểu quyết tán thành hoặc biểu quyết không tán thành hoặc không ý kiến. Kết quả biểu quyết sẽ được công bố ngay sau khi bế mạc cuộc họp, ngoại trừ trường hợp điều lệ công ty cổ phần có quy định khác.
(6) Cổ đông trong công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền hợp pháp dự họp đại hội đồng cổ đông đến sau khi cuộc họp đã khai mạc thì vẫn sẽ có quyền được đăng ký, có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký. Trong trường hợp này thì hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó vẫn sẽ không thay đổi.
(7) Người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ có các quyền cơ bản như sau: Có quyền yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra giám sát và áp dụng các biện pháp an ninh hợp tác để điều hành cuộc họp, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền duy trì trật tự của cuộc họp phải trục xuất những người không tuân thủ quy định của cuộc họp, có hành vi cố tình gây rối an ninh trật tự, ngăn cản tiến trình bình thường của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, không tuân thủ đầy đủ yêu cầu về kiểm tra an ninh, yêu cầu họ rời khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
(8) Chủ tọa cuộc họp có quyền hoãn cuộc họp đại hội đồng cổ đông khi đã có đầy đủ số người đăng ký dự họp tối đa trong khoảng thời gian không vượt quá ba ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ nay cuộc hoặc dự định khai mạc, đồng thời chỉ được hoãn cuộc họp đại hội đồng cổ đông/hoặc thay đổi địa điểm họp đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp như sau:
– Địa điểm họp không đáp ứng đầy đủ chỗ ngồi thuận lợi cho tất cả những người tham gia dự họp;
– Phương tiện thông tin tại địa điểm hoặc không đảm bảo cho cổ đông dự họp tham gia vào quá trình thảo luận và biểu quyết;
– Có người dự họp thực hiện hành vi cản trở gây rối an ninh trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không tiến hành được một cách hợp pháp và công bằng.
(9) Trong trường hợp chủ tọa hoãn họp đại hội đồng cổ đông hoặc tạm dừng họp đại hội đồng cổ đông trái với quy định của pháp luật, đại hội đồng cổ đông có quyền bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế cho vị trí chủ tọa, tiến hành hoạt động điều hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông cho đến khi cuộc họp kết thúc, tất cả các nghị quyết được thông qua tại cuộc họp vẫn sẽ có hiệu lực thi hành.
3. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 147 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về hình thức thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Theo đó, đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền của mình bằng hình thức biểu quyết theo đa số tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của các cổ đông. Trong trường hợp điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác, nghị quyết đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây sẽ được thông qua theo hình thức biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Bao gồm:
– Sửa đổi điều lệ công ty, bổ sung điều lệ công ty;
– Định hướng phát triển công ty cổ phần;
– Loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại;
– Bầu thành viên, miễn nhiệm thành viên, bãi nhiệm thành viên trong hội đồng quản trị và ban kiểm soát;
– Tổ chức lại công ty, giải thể công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm của công ty;
– Quyết định đầu tư, bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng số tài sản của công ty được ghi nhận trong báo cáo tài chính năm gần nhất, ngoại trừ trường hợp điều lệ công ty cổ phần có quy định tỷ lệ khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: