Cục đường bộ là tổ chức có tư cách pháp nhận, được thành lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện công việc hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước và một số công việc khác. Vậy, Hiện tại các chức năng và nhiệm vụ của Cục Đường bộ Việt Nam bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Đường bộ Việt Nam:
Cục Đường bộ Việt Nam (có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Department for Roads of Viet Nam- viết tắt là DRVN) là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập với mục đích là thực hiện chức năng tham mưu, hỗ trợ choBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam); đồng thời cũng là tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 thì chức năng và nhiệm vụ của Cục Đường bộ Việt Nam được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác, trong đó phải kể đến:
– Hỗ trợ tích cực trong lĩnh vực xây dựng, từ đóng góp này thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) sẽ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền (trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam)
– Tiến hành các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc) sau đó được trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành;
– Liên quan đến việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc) thì tổ chức này cũng đảm nhiệm chức năng thực hiện và kiểm tra;
– Để có thể thúc đẩy việc tiếp cận thông tin về pháp luật giao thông thì cũng có sự góp mặt của tổ chức thể hiện qua hành động: tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc).
– Ngoài ra, Cục Đường bộ Việt Nam cũng tiến hành quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có thể kể đến các hoạt động như:
+ Căn cứ trên tình hình thực tế thì phải hỗ trợ trong xây dựng, tiến hành trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, cơ chế tạo vốn và các nguồn lực để xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trừ nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam);
+ Xây dựng trình Bộ trưởng: về những quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ; quy định việc đấu nối vào quốc lộ, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ, báo hiệu đường bộ, tốc độ xe, việc đặt biển báo tốc độ, tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe;
+ Tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên quốc lộ; Hướng dẫn công tác quản lý, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ; tổng hợp tình hình phát triển các hệ thống đường bộ trong phạm vi cả nước;….
– Bên cạnh đó, phải có trách nhiệm trong việc quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh);
– Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến đường bộ là về quản lý vận tải đường bộ:
+ Để có thể quản lý tốt trong vận tải đường bộ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ thì Cục đường bộ cũng sẽ xây dựng về nội dung liên quan đến hoạt động trên để trình Bộ trưởng;
+ Có trách nhiệm trong việc đề xuất ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về đường bộ để Bộ trưởng xem xét và cân nhắc trình lên cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất này; Ngoài ra việc tổ chức việc cấp phép vận tải đường bộ quốc tế theo các điều ước, thỏa thuận quốc tế về vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng cũng có sự tham gia của cục đường bộ;
+ Tổ chưcs này tiến hành việc quản lý vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật; quản lý các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo phân cấp của Bộ trưởng;…
– Đồng thời, Cục Đường bộ Việt Nam cũng có các hoạt động để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ:
+ Xây dựng trình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;…
– Quản lý trong những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc):
– Thực hiện hợp tác quốc tế về giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc) theo phân cấp, uỷ quyền của Bộ trưởng;
– Hỗ trợ trong việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ, xây dựng, triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu, bảo đảm dịch vụ thông tin phục vụ quản lý nhà nước chuyên ngành;
– Không chỉ có trách nhiệm xây dựng, quản lý,những lĩnh vực được giao phó cơ quan này cũng có thể đảm nhiệm trong việc thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cục Đường bộ Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải;
– Tích cực thực hiện việc quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
– Với những công việc như quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng cũng phải hoàn thành nhanh chóng, chính xác;
– Ngoài những chức năng nhiệm vụ được liệt kê trong nội dung bài viết thì tổ chức này cũng phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đường bộ Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được xác định như sau:
– Phải thành lập Phòng Tổ chức – Hành chính trong khi vận hành hoạt động của tổ chức này;
– Xây dựng thêm Phòng Pháp chế – Thanh tra đảm nhiệm công việc liên quan pháp lý,
– Ngoài ra, phải kể đến hoạt động của Phòng Kế hoạch – Đầu tư;
– Phòng Tài chính cũng được thành lập đảm nhiệm công việc liên quan tài chính, kinh tế;
– Phải thành lập Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông;
– Đồng thời, xây dựng Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái để hỗ trợ cho hoạt động toàn diện của Cục Đường bộ Việt Nam;
– Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế;
– Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
– Cùng với đó là các khi quản lý đường bộ, bao gồm: Khu Quản lý đường bộ I, Khu Quản lý đường bộ II, Khu Quản lý đường bộ III, Khu Quản lý đường bộ IV, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ, Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
Như vậy, Cục Đường bộ Việt Nam khi được thành lập phải có các cơ quan tổ chức nêu trên để hỗ trợ hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao phó.
3. Cá nhân nào có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam?
Cũng theo nội dung quy định tại Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 thì Cục trưởng và các Phó Cục trưởng là những cá nhân lãnh đạo vó vai trò định hướng, xây dựng, đảm bảo hoạt động quản lý thực hiện theo các quy định liên quan đến giao thông nên việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm phải diễn ra đúng quy định.
Theo đó, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng
– Chính vì Bộ trưởng có thẩm quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam nên cá nhân giữ vị trí này phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
– Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: