Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư có thể hiểu là việc nhà đầu tư thực hiện thủ tục để xin kéo dài thời gian dự kiến thực hiện dự án bắt đầu kể từ thời điểm dự án được chấp thuận đầu tư cho đến thời điểm hoàn thành, khai thác và sử dụng dự án. Vậy điều kiện và thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư:
Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư có thể hiểu là việc nhà đầu tư thực hiện thủ tục để xin kéo dài thời gian dự kiến thực hiện dự án theo quy định của pháp luật bắt đầu kể từ thời điểm dự án được chấp thuận đầu tư hay cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đến thời điểm hoàn thành, khai thác và sử dụng dự án. Khoản 1 Điều 41 Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư quy định rằng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư sẽ có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc là thực hiện chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản ở trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc là những nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều kiện điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư như sau:
1.1. Điều kiện điều chỉnh khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư:
Trong trường hợp dự án đầu tư nằm trong phạm vi phải được chấp thuận chủ trương đầu tư, có hai điều kiện mà cần được tuân thủ khi điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án:
– Nếu tổng thời gian đầu tư vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện quy định ở tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, thì sẽ phải thực hiện thay đổi chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện đã quy định ở tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ khi có các trường hợp sau:
– Trường hợp bất khả kháng theo các quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai.
– Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc lad các cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính.
– Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước đã thay đổi quy hoạch.
– Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc là bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên mà làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
1.2. Điều kiện điều chỉnh mục tiêu thực hiện dự án:
Để điều chỉnh mục tiêu thực hiện dự án, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất các Luật Đầu tư và Phụ lục 1-B của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Các điều kiện này bao gồm:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài ở trong tổ chức kinh tế;
– Hình thức của đầu tư;
– Phạm vi hoạt động của đầu tư;
– Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện các hoạt động đầu tư;
– Các điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, các pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Ngoài ra, để điều chỉnh mục tiêu dự án, nhà đầu tư cũng cần đáp ứng được những điều kiện đã quy định tại quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
– Trường hợp dự án đầu tư mà lại không thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư
1.3. Điều kiện điều chỉnh mục tiêu dự án:
Trong trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư cũng sẽ cần đáp ứng các điều kiện tương tự như nhà đầu tư thực hiện dự án mà thuộc diện phải có chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, nếu như việc điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
1.4. Điều kiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án:
Điều kiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án bao gồm có:
– Nhà đầu tư đã góp đủ vốn theo tiến độ đã cam kết trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Điều này tức là nhà đầu tư đã đóng đủ các khoản vốn theo kế hoạch và tiến độ đã cam kết ở trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu như mà nhà đầu tư không đóng đủ vốn hoặc không đúng tiến độ, thì sẽ cần phải điều chỉnh lại kế hoạch thực hiện dự án.
– Đáp ứng các điều kiện quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Những điều kiện này bao gồm các quy định về vốn đầu tư, phương thức thực hiện dự án, các nội dung dự án, thời gian thực hiện, và những điều kiện khác được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này để được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.
– Hoàn thành các nghĩa vụ báo cáo đầu tư: Nhà đầu tư phải hoàn thành những nghĩa vụ báo cáo đầu tư đầy đủ và đúng thời hạn. Nếu như nhà đầu tư không hoàn thành các nghĩa vụ này, thì sẽ không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.
2. Thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư:
Thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư (đối với điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án) được thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư thì hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu gồm các giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó phải nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
– Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc là Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
– Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.
– Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 2: nộp hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu
Nhà đầu tư nộp hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu đã chuẩn bị nêu trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước. Quy định về Hội đồng thẩm định nhà nước như sau:
– Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo mỗi dự án có nhiệm vụ tổ chức thẩm định về những dự án quan trọng quốc gia (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi) để trình lên Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc là báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
– Hội đồng, thẩm định nhà nước gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và cả những thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch của Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch và cả những thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan do chính Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và cả những thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về vấn đề tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; ý kiến về việc đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước về những nội dung của dự án quan trọng quốc gia được phân công và theo đúng quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Bước 4: chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn với thời gian là 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì khi đó thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: