Thuốc thú y là một mặt hàng quan trọng, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, điều trị bệnh cho vật nuôi, tăng sức đề kháng và phục hồi sức khỏe ... Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mở cửa hàng đại lý thuốc thú y cần phải nộp những loại thuế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mở cửa hàng đại lý thuốc thú y phải nộp các loại thuế nào?
Sử dụng thuốc thú y trong hoạt động chăn nuôi hiện nay là một trong những vấn đề vô cùng phổ biến đối với người dân. Thuốc thú y được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong hoạt động chăn nuôi như phòng bệnh, điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe cho vật nuôi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì thuốc thú y cũng đã và đang giữ vai trò vô cùng quan trọng trong ngành chăn nuôi. Việc sử dụng thuốc thú y cần phải tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mở cửa hàng đại lý thuốc thú y cũng cần phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, cần phải đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Các loại thuế cần phải đóng bao gồm:
Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật thuế giá trị gia tăng năm 2016 có quy định về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% sẽ được áp dụng đối với một số hàng hóa và dịch vụ nhất định. Trong đó bao gồm: Các loại trang thiết bị dụng cụ y tế, bông y tế, băng vệ sinh y tế, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hóa dược, các sản phẩm dược liệu là nguyên liệu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh/thuốc phòng bệnh. Theo đó, cửa hàng đại lý thuốc thú y cần phải nộp thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với loại hàng hóa này với mức thuế suất 5%.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm | Phần thu nhập tính thuế/tháng | Mức thuế suất |
1 | Dưới 60 triệu (VND) | Dưới 5 triệu (VND) | 5% |
2 | Từ 60 – 120 triệu (VND) | Từ 5 – 10 triệu (VND) | 10% |
3 | Từ 120 – 216 triệu (VND) | Từ 10 – 18 triệu (VND) | 15% |
4 | Từ 216 – 384 triệu (VND) | Từ 18 – 32 triệu (VND) | 20% |
5 | Từ 384 – 624 triệu (VND) | Từ 32 – 52 triệu (VND) | 25% |
6 | Từ 624 – 960 triệu (VND) | Từ 52 – 80 triệu (VND) | 30% |
7 | Trên 960 triệu (VND) | Trên 80 triệu (VND) | 35% |
Thứ ba, thuế môn bài. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
– Thu nhập trong một năm từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thì mức thuế môn bài cần phải đóng cả năm là 300.000 đồng;
– Thu nhập trong một năm từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng thì mức thuế môn bài cần đóng cho cả năm được xác định là 500.000 đồng;
– Thu nhập trong một năm từ 500.000.000 đồng trở lên thì mức đóng thuế môn bài cho cả năm là 1.000.000 đồng.
Vì vậy, cửa hàng đại lý thuốc thú y cần phải lưu ý về một số loại thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân mở cửa hàng đại lý thuốc thú y:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Văn bản hợp nhất Luật thú y năm 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh buôn bán thuốc thú y. Cụ thể bao gồm:
(1) Tổ chức và cá nhân buôn bán thuốc thú y sẽ có các quyền như sau:
– Buôn bán thuốc thú y có giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Cung cấp thông tin và hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến thuốc thú y trong quá trình kinh doanh;
– Tham gia vào quá trình tập huấn trong lĩnh vực an toàn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và phòng rồi tác dụng không mong muốn của thuốc thú y trong quá trình kinh doanh.
(2) Tổ chức và cá nhân buôn bán thuốc thú y sẽ có các nghĩa vụ như sau:
– Bán đúng loại thuốc thú y theo đơn đối với các loại thuốc thú y bắt buộc phải kê đơn hoặc theo yêu cầu của người mua đối với các loại thuốc thú y không cần phải kê đơn;
– Niêm yết giá bán, bán đúng giá niêm yết và lập hồ sơ sổ sách theo dõi quá trình mua bán thuốc;
– Tuân thủ và đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo quản thuốc thú y được ghi trên nhãn hàng hóa và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y cho người mua theo đúng nội dung được ghi nhận trên nhãn thuốc;
– Bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
– Khi phát hiện thuốc thú y của cơ sở kinh doanh buôn bán không đáp ứng đầy đủ điều kiện và không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật thì cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp, cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc thú y đó để ngay lập tức thu hồi toàn bộ thuốc thú y đang lưu hành trên thị trường, tham gia vào quá trình thu hồi thuốc thú y đã bán ra.
3. Cần chuẩn bị những gì khi mở cửa hàng đại lý thuốc thú y?
Khi có nhu cầu mở cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc thú y thì cần phải chuẩn bị một số vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chuẩn bị tên cửa hàng đại lý thuốc thú y. Tên có thể do chủ sở hữu tự lựa chọn, tuy nhiên tên cửa hàng thuốc thú y cũng cần phải tuân thủ theo một số quy định nhất định. Theo đó, tên cửa hàng bán thuốc thú y bắt buộc phải có hai yếu tố đó là hộ kinh doanh và tên riêng. Tên cửa hàng kinh doanh cũng không được sử dụng những loại từ ngữ thiếu văn hóa, không được phép trung lập với các cửa hàng đã thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trong phạm vi cấp huyện/quận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời tên cửa hàng thuốc thú y cũng cần phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, nghiêm cấm sử dụng các từ ngữ hayký hiệu thiếu văn hóa. Bên cạnh đó, tùy theo sở thích thì bạn hoàn toàn có thể đặt tên cửa hàng bằng tiếng Anh, tuy nhiên không được sử dụng từ “công ty/doanh nghiệp” trong quá trình đặt tên cho cửa hàng thuốc thú y.
Thứ hai, chuẩn bị vốn kinh doanh và mặt bằng kinh doanh thuốc thú y. Vốn kinh doanh là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng cần phải chuẩn bị ngay từ ban đầu. Muốn kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì, trong đó bao gồm cả lĩnh vực thuốc thú y thì cũng cần phải để vốn đầu tư và duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Trên thực tế, mở cửa hàng thuốc thú y không yêu cầu mức vốn cụ thể trong quá trình đăng ký, vì vậy tùy theo khả năng tài chính thì bạn có thể điều chỉnh vốn và đảm bảo cho khả năng kinh doanh của mình được thuận lợi và phù hợp. Nhìn chung, bạn có thể chuẩn bị với số vốn từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng để có thể mở cửa hàng thuốc thú y, kinh doanh ban đầu. Đồng thời, mặt bằng kinh doanh cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, bạn cần phải khảo sát thị trường trước khi lựa chọn mặt bằng. Vị trí thuê mặt bằng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình kinh doanh, vị trí cửa hàng đẹp bạn nên cân nhắc đó là gần trung tâm, thuận lợi cho phương tiện giao thông qua lại, gần khu vui chơi giải trí hoặc các khu trung tâm thương mại, tại các địa điểm đông dân cư … Cần phải lựa chọn mặt bằng với diện tích và địa điểm phù hợp, sau đó nhỏ đơn vị thiết kế xây dựng thiết kế và thi công mặt bằng cửa hàng. Bên cạnh đó, cũng hoàn toàn có thể kinh doanh online để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, kinh doanh online hiện nay cũng đang có tiềm năng, có thể tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử vào website để đa dạng hóa hình thức kinh doanh.
Thứ ba, cần phải đầu tư trang thiết bị phần mềm quản lý cho cửa hàng trong quá trình kinh doanh. Quầy thuốc, tủ thuốc, giá đựng đồ … cần phải được vệ sinh sạch sẽ, bố trí tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ vừa phải trong quá trình bảo quản, việc bảo quản cần phải chú ý đến độ ẩm, nấm mốc và các động vật gặm nhấm/côn trùng. Nếu cửa hàng muốn bán vắcxin hoặc chế phẩm sinh học thì cần phải có tủ lạnh hoặc kho lạnh để bảo quản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2017 Luật Thú y;
– Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y;
– Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.
THAM KHẢO THÊM: