Mã số thuế cá nhân là dãy số do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế, mỗi cá nhân sẽ có một mã số thuế cá nhân riêng, không trùng lập sử dụng trong quá trình kê khai và nộp thuế tại cơ quan nhà nước. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những trường hợp nào sẽ được cấp mã số thuế cá nhân?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nào được cấp mã số thuế cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định cụ thể về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Theo đó:
– Người nộp thuế bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là cơ quan thuế) cấp mã số thuế trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế hoặc có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế sẽ bao gồm các đối tượng cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với quá trình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
+ Tổ chức, cá nhân còn lại thực hiện thủ tục đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định cụ thể của bộ trưởng Bộ tài chính.
– Cấu trúc mã số thuế sẽ được quy định cụ thể như sau:
+ Mã số thuế sẽ có 10 chữ số, mã số thuế này được sử dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, mã số thuế cũng có thể được sử dụng cho đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và các cá nhân khác trong xã hội;
+ Mã số thuế có 13 chữ số và bao gồm các ký tự khác sẽ được sử dụng cho các đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
+ Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về cấu trúc của mã số thuế.
Theo đó thì có thể nói, người nộp thuế bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế, hoặc có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. Theo đó, những cá nhân có mã số thuế cá nhân là những người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế. Theo đó, các trường hợp được cấp mã số thuế cá nhân bao gồm:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để tiến hành thủ tục cấp căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân theo quy định của pháp luật;
– Sau khi được cấp chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân theo quy định của pháp luật, từ đủ 14 tuổi trở lên thì công dân có thể sẽ được cấp mã số thuế cá nhân nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp công dân khi chưa tham gia vào thị trường lao động và chưa thuộc một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật, công dân vẫn có thể được cấp mã số thuế người phụ thuộc nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của pháp luật.
2. Việc cấp mã số thuế cá nhân được quy định như thế nào?
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Theo đó, việc cấp mã số thuế sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định của pháp luật sẽ được cấp 1 mã số thuế duy nhất, có quyền sử dụng mã số thuế đó trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực của mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, có văn phòng đại diện, có đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo cơ chế một cửa liên thông cùng với quá trình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì mã số ghi nhận cụ thể trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng đồng thời là mã số thuế;
– Cá nhân theo quy định của pháp luật sẽ được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Đồng thời, người phụ thuộc của cá nhân cũng sẽ được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho những người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước;
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ khấu trừ, nộp thuế thay sẽ được cấp mã số thuế nộp tay trong quá trình thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế tại cơ quan thuế;
– Mã số thuế đã cấp bởi cơ quan thuế sẽ không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
– Mã số thuế của doanh nghiệp vay của tổ chức kinh tế, của tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế vẫn sẽ được giữ nguyên;
– Mã số thuế đã cấp cho hộ gia đình, cấp cho hộ kinh doanh, cấp cho cá nhân kinh doanh sẽ được xác định là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, người đại diện hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh đó.
Đồng thời, cần phải lưu ý về vấn đề đăng ký thuế. Đăng ký thuế bao gồm các hoạt động sau: Đăng ký thuế lần đầu phải chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, khôi phục hiệu lực của mã số thuế, thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế, thông báo khi tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó thì có thể nói, việc cấp mã số thuế cho cá nhân sẽ được quy định cụ thể như sau:
– Cá nhân theo quy định của pháp luật sẽ được cấp 01 mã số thuế duy nhất, cá nhân sẽ sử dụng mã số thuế đó trong suốt cuộc đời của mình. Người phụ thuộc của cá nhân cũng sẽ được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân tại ngân sách nhà nước. Mã số thuế được cấp cho những người phụ thuộc sẽ đồng thời được xác định là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách;
– Các cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ khấu trừ, nộp thuế thay cũng sẽ được cấp 01 mã số thuế nộp tay trong quá trình thực hiện thủ tục khai thuế và nộp thuế thay cho người nộp thuế tại ngân sách nhà nước;
– Mã số thuế đã cấp sẽ không được phép sử dụng lại để cấp cho những người nộp thuế khác;
– Mã số thuế đã được cấp cho cá nhân kinh doanh thì sẽ được xác định là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện kinh doanh.
3. Có thể kiểm tra mã số thuế cá nhân như thế nào?
Để có thể kiểm tra mã số thuế cá nhân, cần phải truy cập trực tiếp vào website chính thống của Tổng cục thuế – Bộ tài chính thông qua các trình dễ dàng như sau:
(1) Truy cập vào website của Tổng cục thuế Bộ tài chính.
(2) Lựa chọn cửa sổ dịch vụ công.
(3) Lựa chọn hình thức tra cứu thông tin liên quan đến người nộp thuế.
(4) Điền đầy đủ thông tin tại cửa sổ “thông tin về người nộp”.
(5) Xem kết quả được hiển thị trên màn hình chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: