Những quy tắc khi tham gia giao thông cần được cá nhân tìm hiểu và tuân thủ theo đúng quy định bởi những tiền ẩn về nguy hiểm có thể diễn ra bất kỳ khi nào, đặc biệt hơn nữa là việc tham gia giao thông trên đường cao tốc. Vậy các trường hợp tài xế được dừng xe trên đường cao tốc
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp tài xế được dừng xe trên đường cao tốc:
Khi tham gia giao thông thì cá nhân ngoài việc mang theo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện lưu thông thì việc tuân thủ những quy tắc, quy định khi tham gia giao thông cho an toàn cũng phải nghiêm túc thực hiện. Khi điều khiển xe thì việc dừng đỗ cũng không được tự ý thực hiện mà chỉ được dừng đỗ tại những nơi được cho phép để đảm bảo an toàn cho chính mình và những cá nhân khác khi tham gia giao thông, đặc biệt là nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do tốc độ xe tham gia giao thông tương đối cao như trên đường cao tốc. Theo khoản 3 Điều 26 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ quy định:
– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
+ Cá nhân khi tham gia giao thông có hướng muốn vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, chú ý quan sát kỹ khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
+ Việc đang lưu thông mà muốn đi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc thì mới đúng quy định;
+ Nghiêm cấm việc tài xế điều khiển cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
+ Phải đảm bảo về việc tốc độ lưu thông, không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
– Để đảm bảo an toàn vì có khoảng cách đủ quan sát phán đoán tình hình thì người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn, khaongr cách này thường sẽ được ghi trên biển báo hiệu.
– Cần hiểu rõ rằng phương tiện chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; đối với những trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
– Đối với các cá nhân là người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
Với quy định trên thì người điều khiển xe cơ giới di chuyển trên đường cao tốc sẽ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định. Quy định này áp dụng cả đối với đường cao tốc, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
Như vậy, người điều khiển được dừng xe tại các điểm quy định được dừng xe, đây là lề đường bên phải hoặc làn xe dừng khẩn cấp trên đường cao tốc. Việc dừng tại cao tốc chỉ được áp dụng khi xe bị hư hỏng, người trên xe cần được cứu hộ y tế…
2. Cảnh sát giao thông có được dừng xe trên cao tốc?
Cảnh sát giao thông là lực lượng thuộc công an nhân dân thực hiện công tác bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa nên trách nhiệm cũng phải đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao thông. Căn cứ Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA Cảnh sát giao thông được quyền dừng xe trên cao tốc để kiểm soát giao thông, xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đâu:
– Nếu có cơ sở phát hiện hành vi vi phạm thì Cảnh sát giao thông có thể thực hiện việc dừng xe. Cơ sở này có thể là trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm xảy ra trên cao tốc;
– Cá nhân là Cảnh sát giao thông thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; Thực hiện các hoạt động về kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
– Khi tiếp nhận văn bản văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể yêu cầu dừng xe nếu phát hiện sai phạm của người tham gia giao thông ; Tiến hành việc phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm khác;
– Ngoài ra, còn kể đến trường hợp khi tiếp nhận hành vi vi phạm thông qua tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hành vi vi phạm của người và phương tiện giao thông trên cao tốc.
Lưu ý: Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông tại một điểm trên đường cao tốc chỉ được dừng xe các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc.
Trường hợp tuần tra, kiểm soát cơ động trên cao tốc, Cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; Phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; cứu nạn, cứu hộ; Tin báo, tố giác, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; Phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Sau khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.
3. Tự ý dừng xe trên cao tốc sẽ bị xử phạt với mức nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 5
Mức phạt tiền sẽ được áp dụng khi cá nhân tham gia giao thông có hành vi vi phạm dưới đây là từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, cụ thể:
– Có lỗi khi thamg gia giao thông là không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; thực hiện hoạt động như dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
– Hành vi cố tình hay vô tình dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định cũng sẽ bị xử phạt nghiêm; Đối với trường hợp phải buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định mà cũng không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; hoặc tiến hành quay đầu xe trên đường cao tốc;..
Như vậy, việc tự ý dừng đỗ trên cao tốc khi bị phát hiện thì tài xế cho xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 5
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
THAM KHẢO THÊM: