Mã số mã vạch được xây dựng với vai trò là một thẻ chứng minh về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất sản phẩm trên một quốc gia này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia khác trên thế giới. Vậy mẫu đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch mới nhất được sử dụng có thông tin cơ bản gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch mới nhất:
Mẫu số 12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
……, ngày… tháng…..năm….
ĐƠN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH
Thông tin tổ chức:
Tên bằng tiếng Việt*:…….
Tên bằng tiếng Anh (hoặc tiếng Việt không dấu):……..
Số Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư*:..
Ngày cấp*:……. Cơ quan cấp*:……..
Địa chỉ*:……
Điện thoại*:…….. Email:…….
Đăng ký trích nợ tự động (Điền √ vào ô trống):
□ Qua tài khoản □ Qua ví điện tử
□ Qua thẻ ngân hàng □ Khác (Other).…….
Lĩnh vực hoạt động (Điền √ vào ô trống):
□ Sản xuất □ Thương mại □ Bán lẻ
□ Dịch vụ □ Khác:……..
Chúng tôi xin đăng ký sử dụng loại mã* (Điền √ vào ô trống):
□ Tiền tố mã doanh nghiệp (GS1 Company Prefix GCP) | □ Mã doanh nghiệp GS1 loại 12 số (GCP-12) |
□ Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (GCP-10) | |
□ Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (GCP-9) | |
□ Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (GCP-8) | |
□ Mã địa điểm toàn cầu GLN3 (Global Location Number) | □ Dành cho địa điểm vật lý (Physical location) |
□ Dành cho địa điểm số (Digital location) | |
□ Dành cho pháp nhân (Legal entity) | |
□ Dành cho đơn vị chức năng (Functional entity) | |
□ Mã thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
Đại diện tổ chức *
Chức danh | Họ và tên | Chức vụ, đơn vị | Điện thoại | Hòm thư điện tử (Email) |
Đại diện có thẩm quyền |
|
|
|
|
Người liên lạc chính |
|
|
|
|
Chúng tôi cam đoan thông tin kê khai trên là đúng và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến mã số, mã vạch, các quy định về phí và các điều khoản sau đây:
– Chỉ sử dụng mã số đã được cấp cho các sản phẩm, dịch vụ của mình;
– Thực hiện đúng các quy định về nộp phí và nộp phí duy trì theo quy định của pháp luật;
– Khi vì lý do nào đó (bị giải thể, phá sản, v.v…) không còn nhu cầu sử dụng mã số đã được cấp, chúng tôi sẽ thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời gian 01 tháng kể từ ngày giải thể hoặc phá sản;
– Nếu đổi tên, tư cách pháp nhân hoặc địa chỉ, chúng tôi sẽ thông báo cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời gian 01 tháng kể từ ngày có thay đổi để làm thủ tục đổi giấy chứng nhận.
| …., ngày… tháng… năm… |
1. Danh mục địa điểm cần đăng ký mã địa điểm toàn cầu GLN
STT | Loại mã GLN4 | Tên/Mô tả | Địa chỉ | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh mục mã thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) cần đăng ký
STT | Tên sản phẩm | Mô tả sản phẩm | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: (*) là trường thông tin bắt buộc kê khai.
2. Mẫu đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch được sử dụng hiện nay có thay đổi gì so với trước đây:
Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch là một trong những văn bản quan trọng cần phải hoàn thiện để doanh nghiệp nộp tịa cơ quan có thẩm quyền khi muốn làm thủ tục đăng ký cấp mới mã số mã vạch cho doanh nghiệp mình. heo sự thay đổi của các văn bản pháp luật liên quan mà mẫu đơn này cũng có những thay đổi nhất định sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Như đã biết, trước đây mẫu đơn được sử dụng dựa theo nội dung quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nhưng tính đến ngày 15/03/2022, khi Nghị định 13/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành thì đăng ký MSMV sẽ sử dụng mẫu đơn được quy định trong nghị định này. Đối chiếu hai mẫu đơn với nhau thì có những điểm khác biệt dưới đây:
– Thay đổi đầu tiên: Ta thấy không còn xuất hiện logo của Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (GS1) trong mẫu đơn mới: Theo mẫu đơn đăng ký MSMV cũ, tại góc trên cùng bên trái sẽ có dán gắn logo của Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (GS1), còn mẫu mới thì đã được tinh giản;
– Thay đổi thứ hai: Phải kể đến việc đăng ký sử dụng tiền tố mã doanh nghiệp GCP không còn điền bảng danh mục
Mẫu đơn đăng ký MSMV cũ có quy định việc đăng ký mã GCP cần điền vào bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN thông tin của ít nhất 1 sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp dự định gắn mã số mã vạch
Nhưng kể từ khi áp dụng mẫu đơn đăng ký MSMV mới thì doanh nghiệp đăng ký các loại mã doanh nghiệp GS1, từ loại 8 số cho đến loại 12 (gọi chung là mã GCP) thì không còn khai thông tin ít nhất 1 sản phẩm của doanh nghiệp mình vào bảng đăng ký danh mục sản phẩm nữa.
Theo đó, chỉ khi đăng ký sử dụng mã địa điểm toàn cầu GLN hoặc mã thương phẩm toàn cầu rút gọn 8 số (EAN-8) mới điền vào bảng danh mục tương ứng với từng loại mã này.
– Thay đổi thứ ba cần được nhắc đến: khi so sánh sự khác nhau giữa hai mẫu đơn là không còn ký tên, đóng dấu vào trang chứa bảng đăng ký danh mục sản phẩm
Trong mẫu đơn cũ khi được các doanh nghiệp sử dụng thì bắt buộc phải thực hiện việc ký tên, đóng dấu ở hai vị trí: Cuối Bảng đăng ký MSMV (chứa thông tin doanh nghiệp và người đại diện; thông tin về loại mã cần đăng ký); Đồng thời là tại Cuối bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN cũng phải thực hiện hoạt động này;
Soi chiếu đến mẫu mới được quy định tại Nghị định 13/2022/NĐ-CP thì theo mẫu đơn đăng ký MSMV chỉ yêu cầu cá nhân thực hiện việc ký tên và đóng dấu một lần vào cuối phần đăng ký thông tin doanh nghiệp và loại mã.
Với những nội dung đã phân tích nêu trên thì doanh nghiệp muốn tiến hành đăng ký sử dụng mã số mã vạch thì phải sử dụng đúng mẫu đơn đang có hiệu lực trên thực tế để được chấp thuận nhanh chóng, tránh trường hợp bị trả lại để sửa đổi, bổ sung khi làm hồ sơ đề nghị cấp mã số, mã vạch.
3. Để đăng ký sử dụng mã số, mã vạch thì cần chuẩn bị những gì?
Cá nhân có đề nghị được đăng ký sử dụng mã số mã vạch thì chuẩn bị những giấy tờ dưới đây để hoàn thiện thủ tục:
– Cần chuẩn bị 01 mẫu đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, hiện sử dụng thống nhất mẫu đang được quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;
– Cùng với đó, chuẩn bị cả bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập;
Như vậy, Chỉ khi được chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên thì mới được xem xét được sử dụng mã số, mã vạch. Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu là tiến hành tổ chức thẩm định hồ sơ:
– Khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ mà thấy trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, thì thời gian cần phải thực hiện việc thống báo là trong thời hạn 05 ngày làm việc. Hoạt động này phải diễn ra kể từ ngày nhận được hồ sơ và gửi thông tin đến cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
– Còn khi thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Lưu ý: Cá nhân cần nắm được về thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 13/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.
THAM KHẢO THÊM: