Theo quy định của pháp luật hiện nay, nhà thầu bắt buộc phải đáp ứng điều kiện độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu và các bên có liên quan khi tham gia dự thầu. Vậy doanh nghiệp có cổ phần của nhau có được cùng dự thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp có cổ phần của nhau có được cùng dự thầu?
Trước hết, nhà thầu tham gia dự thầu cần phải đáp ứng điều kiện về tư cách hợp lệ. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Nhà thầu trong nước là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với các nhà thầu nước ngoài thì cần phải có đăng ký thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật nước ngoài;
– Thực hiện chế độ hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, đăng ký tổ hợp tác, và đồng thời không thuộc một trong các trường hợp bị mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
– Có tên trên hệ thống bạn đấu thầu quốc gia trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Đảm bảo yêu cầu về cạnh tranh trong đấu thầu căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật đấu thầu năm 2023;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự không theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự, đồng thời phải có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn các nhà thầu;
– Đối với các nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng các nhà thầu phụ trong nước, ngoại trừ trường hợp các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu đó.
Đối chiếu với quy định tại Điều 6 Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về vấn đề đảm bảo cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu. Theo đó:
– Nhà thầu nộp thành phần hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về tư cách pháp lý và độc lập về tài chính với các chủ thể sau đây:
+ Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quản lý dự án, hồ sơ giám sát, nhà thầu tư vấn lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định thành phần hồ sơ thiết kế và dự toán, nhà thầu tư vấn lập và thẩm định nhiệm vụ khảo sát hoặc thiết kế đối với dự án;
+ Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ liên quan và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
+ Nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả mới quan tâm và thẩm định kết quả sơ tuyển;
+ Các chủ đầu tư và bên mời thầu, ngoại trừ trường hợp nhà thầu được xác định là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và nhiệm vụ được giao hoàn toàn phù hợp với tính chất đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó hoặc được xác định là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn tổng công ty nhà nước của ngành nghề sản xuất kinh doanh chính hoàn toàn phù hợp với tính chất của gói thầu trong tập đoàn/tổng công ty nhà nước đó.
– Nhà thầu tham dự thầu bắt buộc phải độc lập về tư cách pháp lý và độc lập về khả năng tài chính với các bên sau đây:
+ Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu tư vấn lập hoặc tầm xa vật thẩm định các thành phần hồ sơ thiết kế và hồ sơ dự án, nhà thầu tư vấn và thẩm định nhiệm vụ khảo sát thiết kế, các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ mời thầu, nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ đề xuất, nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Các nhà thầu khác cùng tham gia vào hoạt động dự thầu trong cùng một gói thầu đối với trường hợp đấu thầu hạn chế.
– Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, nhà thầu thực hiện hợp đồng, các nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu bắt buộc phải độc lập về tư cách pháp lý và độc lập về khả năng tài chính đối với nhau;
– Nhà thầu được đánh giá độc lập về tư cách pháp lý và độc lập về khả năng tài chính khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc cùng một tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Nhà thầu và các chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần/phần vốn góp với tỷ lệ trên 30% của nhau;
+ Nhà thầu không có cổ phần hoặc nhà thầu không có phần vốn góp trên 20% của nhau trong quá trình cùng tham gia dự thầu đối với một gói thầu trong trường hợp đấu thầu hạn chế.
Theo đó thì có thể nói, trường hợp doanh nghiệp có cổ phần của nhau sẽ không đáp ứng đầy đủ điều kiện tham gia dự thầu. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có cổ phần của nhau sẽ không được cùng nhau tham gia dự thầu, điều này sẽ vi phạm quy định về đảm bảo cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu.
2. Hai công ty con có cùng một công ty mẹ thì có được mua cổ phần của nhau không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 195 của Văn bản hợp nhất
– Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu công ty đó thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
+ Công ty có quyền trực tiếp quyết định/gián tiếp
+ Có quyền quyết định việc sửa đổi điều lệ, bổ sung điều lệ của công ty.
– Công ty con sẽ không được đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ cũng sẽ không được đồng thời tham gia vào hoạt động cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
– Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp với mức sở hữu ít nhất 65 % vốn nhà nước sẽ không được phép cùng nhau góp vốn, cùng nhau mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định nêu trên thì các công ty con của cùng một công ty mẹ sẽ không được cùng nhau mua cổ phần nhằm mục đích sở hữu chéo lẫn nhau. Việc sở hữu cháu của phần giữa các công ty con sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình quản lý doanh nghiệp, quan hệ dân sự và thương mại cũng như gây khó khăn trong quá trình quản lý của nhà nước.
3. Ai là người quyết định mức giá của cổ phần được bán ra tại công ty cổ phần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về bán cổ phần. Theo đó, hội đồng quản trị là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thời điểm bán cổ phần, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần sẽ không được phép thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán cổ phần hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không được xác định là cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần;
– Cổ phần bán cho tất cả các cổ đông trong công ty cổ phần theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty cổ phần;
– Cổ phần bán cho những người môi giới hoặc cổ phần bán cho người bảo lãnh, trong trường hợp này thì số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể bắt buộc phải nhận được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông, ngoại trừ trường hợp điều lệ công ty cổ phần có quy định khác;
– Một số trường hợp khác do điều lệ công ty quy định hoặc nghị quyết hội đồng cổ đông quy định cụ thể.
Theo đó thì có thể nói, Hội đồng quản trị sẽ là chủ thể ra quyết định cụ thể về thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần sẽ không được phép thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán cổ phần hoặc giá trị được ghi nhận trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: