Bảo trì đường bộ là khái niệm để chỉ quá trình thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ nhằm mục đích duy trì tiêu chuẩn kĩ thuật của các công trình đường bộ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì vấn đề quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định quản lý vận hành khai thác và bảo trì đường bộ:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề quản lý vận hành khai thác và bảo trì đường bộ. Nhìn chung, vấn đề quản lý vận hành khai thác và bảo trì đường bộ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ (sửa đổi tại Thông tư 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ), có quy định cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm lập quy trình quản lý vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ như sau:
– Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp công trình đường bộ thì sẽ được thực hiện như sau:
+ Nhà thầu thiết kế kỹ thuật, nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lập, bàn giao cho các chủ đầu tư quy trình vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với thành phần hồ sơ thiết kế, cần phải có trách nhiệm trong hoạt động cập nhật các quy trình bảo trì sao cho phù hợp với nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công công trình xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu các hạng mục công trình, công trình xây dựng được đưa vào sử dụng trên thực tế;
+ Nhà thầu cần phải cung cấp các trang thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ (trong đó bao gồm trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ nhằm mục đích kinh doanh, trạm kiểm tra trọng tải phương tiện, hệ thống quản lý giám sát giao thông đường bộ và các công trình có thiết bị khác) cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết kế do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình đường bộ;
+ Trong trường hợp nhà đầu tư thiết kế, nhà thầu cung cấp các trang thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ, tuy nhiên không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì công trình đường bộ và có nghĩa vụ chi trả cho chi phí tư vấn.
– Đối với công trình xây dựng đang trong quá trình sử dụng tuy nhiên chưa có quy trình bảo trì công trình đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng công trình có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức lập quy trình bảo trì công trình đường bộ;
– Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì đường bộ riêng cho từng hạng mục công trình đường bộ cấp III trở xuống, công trình tạm. Chủ sở hữu hoặc những người được xác định là người quản lý sử dụng công trình đường bộ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
– Trong trường hợp có tiêu chuẩn kĩ thuật và bảo trì công trình đường bộ và có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu hoặc những người được xác định là người quản lý sử dụng công trình đường bộ có thể áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật hoặc áp dụng quy trình đó cho chính công trình mà mình đang xây dựng, không cần phải lập quy trình riêng.
2. Yêu cầu về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ (sửa đổi tại Thông tư 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ), có quy định cụ thể về yêu cầu quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ. Theo đó:
– Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng trên thực tế bắt buộc phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, bảo quản theo quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và theo quy định tại Thông tư 37/2018/TT-BGTVT;
– Bảo trì công trình đường bộ bắt buộc phải được thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn báo chí, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và bảo trì công trình đường bộ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng trên thực tế;
– Quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ bắt buộc phải được lập sao cho phù hợp với các bộ phận của công trình đường bộ, các thiết bị lắp đặt trên công trình đường bộ, các loại hình công trình khác nhau như đường, cầu, bến phà … các công trình khác, cần phải phù hợp với cấp công trình và mục đích sử dụng của từng công trình nhất định;
– Việc quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì công trình đường bộ bắt buộc phải đảm bảo cho mức độ duy trì tuổi thọ tối đa của công trình đường bộ, đảm bảo cho vấn đề an toàn giao thông được thông suốt và an toàn về người và tài sản, đảm bảo cho công trình đường bộ được khai thác sử dụng trên thực tế, cần phải đảm bảo quy định về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
– Việc quản lý, khai thác và bảo trì các hạng mục công trình đường bộ cũng sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể tại Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ (sửa đổi tại Thông tư 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ), có quy định cụ thể về nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ. Theo đó, lập quy trình bảo trì công trình đường bộ cần phải dựa vào một số căn cứ vào tiêu chuẩn sau đây:
– Quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng cho từng công trình đường bộ;
– Quy trình bảo trì của các loại hình công trình tương tự;
– Thành phần hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kĩ thuật trong quá trình thi công công trình xây dựng;
– Chỉ dẫn của các nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình xây dựng;
– Điều kiện tự nhiên nơi tiến hành đầu tư xây dựng công trình;
– Các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
– Thông tư 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: