Đầu tư nước ngoài là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu và mở rộng thêm danh tiếng trên thị trường quốc tế. Dưới đây là một số chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chính sách ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập thị trường thế giới như hiện nay thì vai trò của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng và đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có đưa ra khái niệm cụ thể về các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là khái niệm để chỉ cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật của nước ngoài, thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tức là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài, đó có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ tài sản, góp vốn đầu tư vào Việt Nam theo hình thức mà pháp luật Việt Nam đưa ra, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam dành những ưu đãi nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022, có thể kể đến một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Thứ nhất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài đang được quy định tại Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023,
Thứ hai, ưu đãi về tiền thuê đất (có thể là miễn tiền thuê đất hoặc giảm tiền thuê đất) theo quy định của pháp luật. Cụ thể, quy định và ưu đãi tiền thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang được thực hiện theo quy định tại Chương II của
Thứ ba, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016, Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
Thứ tư, ưu đãi về tín dụng. Ưu đãi về tín dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại
Tuy nhiên cần phải lưu ý, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022 có quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư. Theo đó có thể thấy, ưu đãi đầu tư được áp dụng phụ thuộc vào ngành nghề, phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn của các dự án đầu tư, nội dung khác của dự án đầu tư, tuy nhiên không phụ thuộc vào dự án có vốn nước ngoài hay dự án không có vốn nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật (bao gồm các ưu đãi đầu tư nêu trên) nếu có dự án đầu tư đáp ứng được đầy đủ điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư. Theo đó, để được hưởng ưu đãi đầu tư thì cần phải đáp ứng điều kiện về địa bàn. Địa bàn ưu đãi đầu tư hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022. Theo đó, địa bàn ưu đãi đầu tư sẽ bao gồm các địa bàn sau:
– Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
– Khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế, khu chế xuất.
Theo đó thì có thể nói, dự án sản xuất kinh doanh được thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp cao sẽ được xác định là dự án hoạt động sản xuất kinh doanh trong địa bàn ưu đãi đầu tư. Ưu đãi đầu tư sẽ được áp dụng phụ thuộc vào từng ngành nghề đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, dự án đầu tư thực hiện ngoài các khu vực nêu trên thì sẽ không được xác định là dự án được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.
Tóm lại, chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay rất phong phú và đa dạng, từ đó thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, tác động tích cực đến cải cách và đổi mới thể chế kinh tế của Việt Nam, từ đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, cải thiện bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định và ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Cụ thể như sau:
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cụ thể về việc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm mục đích khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có khả năng tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội;
– Đối tượng áp dụng mức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ bao gồm các đối tượng sau đây:
+ Các dự án đầu tư thành lập mới, trong đó bao gồm cả việc mở rộng dự án đầu tư đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu đầu tư, trung tâm phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện hoạt động giải ngân tối thiểu từ 1.000 tỷ đồng trong khoảng thời gian ba năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư bởi cơ quan có thẩm quyền, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của thủ tướng Chính phủ;
+ Các dự án đầu tư thuộc ngành nghề đầu tư đặc biệt, với quy mô đầu tư lớn từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện hoạt động giải ngân mức vốn tối thiểu từ 10.000 tỷ đồng trong khoảng thời gian ba năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư bởi cơ quan có thẩm quyền.
– Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng mức ưu đãi sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
– Hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
– Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: Các dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước giai đoạn ngày Luật đầu tư có hiệu lực thi hành, các dự án đầu tư được quy định tại khoản 5 Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022.
Như vậy, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.
3. Các hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư. Theo đó, hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm các hình thức sau:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó bao gồm vấn đề áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư, miễn thuế/giảm thuế, ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích tạo ra tài sản cố định, các nguyên vật liệu và linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu;
– Miễn tiền sử dụng đất, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
– Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ trong quá trình tính thu nhập chịu thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: