Nhà đầu tư nước ngoài đã và đang khẳng định được tầm quan trọng của mình trong thành tựu phát triển hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tài sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng tài sản không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nhà đầu tư nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có đưa ra khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, thực hiện các dự án đầu tư hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Theo đó thì có thể nói, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài, đó có thể là các doanh nghiệp nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài bỏ tài sản và đầu tư vốn vào Việt Nam theo các hình thức do pháp luật Việt Nam đề ra.
Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng quy định cụ thể về tài sản góp vốn. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất
– Tài sản góp vốn được xác định là đơn vị đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, tài sản góp vốn có thể là vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật, tài sản khác có thể được định giá bằng đơn vị đồng Việt Nam;
– Chỉ các tổ chức, cá nhân được xác định là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với các loại tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng các loại tài sản đó để thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, tài sản góp vốn bắt buộc phải là các loại tài sản được liệt kê theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, trong đó có thể góp vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi. Đồng thời, chỉ có cá nhân và tổ chức được xác định là chủ sở hữu hợp pháp hoặc các chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp đối với các loại tài sản đó mới có quyền sử dụng tài sản để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể đăng ký và góp vốn bằng tài sản.
2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn thông qua những hình thức nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 34 của văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp. Cụ thể:
– Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế;
– Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Cần phải đáp ứng điều kiện về khả năng tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
+ Cần phải đảm bảo an ninh quốc phòng theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Quy định của pháp luật về đất đai và điều kiện nhận quyền sử dụng đất, cần phải đáp ứng điều kiện sử dụng đất tại khu vực biên giới hoặc các thị trấn ven biển.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Cụ thể như sau:
– Các nhà đầu tư sẽ được quyền góp vốn vào tổ chức kinh tế theo một trong các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc mua cổ phần phát hành thêm của các loại hình công ty cổ phần;
+ Góp vốn vào loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc loại hình công ty hợp danh;
+ Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
– Các nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế theo một trong những hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần của loại hình công ty cổ phần từ công ty cổ phần hoặc cổ đông trong công ty cổ phần đó;
+ Mua cổ phần của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó;
+ Mua phần vốn góp của các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đó;
+ Mua phần vốn góp của các thành viên trong các tổ chức kinh tế khác không thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp nêu trên.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể thấy, các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn được quyền góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam thông qua một trong những hình thức quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022.
3. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng đồng tiền Việt Nam không?
Theo quy định về ngoại tệ, ngoại hối bao gồm nhiều loại ngoại tệ khác nhau, trong đó có đồng tiền của các quốc gia, trong đó bao gồm đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu hoặc đồng tiền chung được sử dụng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và trong khu vực.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có quy định cụ thể về nguyên tắc chung. Theo đó:
– Các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, góp vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam theo mức vốn góp của các nhà đầu tư ghi nhận cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập hoặc hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành, thông báo về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài, theo hợp đồng hợp tác PPP đã ký kết trước đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các loại giấy tờ tài liệu khác có giá trị chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người cư trú được xác định là các nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện thủ tục góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ tự có;
– Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, góp vốn đầu tư bằng tiền của các nhà đầu tư Việt Nam bắt buộc phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp;
– Các nội dung liên quan đến các khoản vay nước ngoài ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
– Việc sử dụng lợi nhuận được chia của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt buộc phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó thì có thể nói, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện thủ tục góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ hoặc góp vốn đầu tư bằng đơn vị đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2013 hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối;
– Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
THAM KHẢO THÊM: