Hải quan Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý thương mại quốc tế, đây là đơn vị tuyến đầu biên giới, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì rủi ro hải quan là gì? Và quản lý rủi ro hoạt động hải quan như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro hải quan là gì?
Trước hết, hải quan là một trong lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, hải quan được xem là một ngành có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thực hiện trách nhiệm kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa qua biên giới trái quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, đưa ra các biện pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với các loại hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Địa bàn hoạt động của hải quan vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ra đường sắt liên vận quốc tế, các cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, càng hàng hải hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm thực hiện thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, các khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, các khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm thực hiện thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kiểm tra thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có đưa ra khái niệm về rủi ro, theo đó rủi ro là khái niệm để chỉ nguy cơ không tuân thủ quy định của pháp luật về hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu, thực hiện thủ tục nhập khẩu, thực hiện thủ tục quá cảnh các loại hàng hóa, xuất nhập cảnh, quá cảnh các loại phương tiện vận tải.
Mặc dù pháp luật hiện nay chưa đưa ra khái niệm cụ thể về rủi ro hải quan. Tuy nhiên theo các khái niệm nêu trên, có thể hiểu rủi ro hải quan đơn giản như sau: Rủi ro hải quan là nguy cơ không tuân thủ quy định của pháp luật về hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải hoặc quá cảnh phương tiện vận tải.
Rủi ro hải quan là việc cơ quan hải quan áp dụng các hệ thống biện pháp và quy trình nghiệp vụ nhằm mục đích xác định, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở để bố trí nguồn nhân lực phải sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp để kiểm tra giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả, trong trường hợp cần thiết.
2. Quản lý rủi ro hoạt động hải quan như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật hải quan năm 2022 có đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro. Theo đó, quản lý rủi ro là khái niệm để chỉ việc cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết, quy trình nghiệp vụ nhằm mục đích xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, từ đó làm cơ sở bố trí nguồn nhân lực phù hợp, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra giám sát và hỗ trợ nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả trong trường hợp cần thiết. Thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được quy định tại Điều 3 của Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là thông tin hải quan được thu thập và xử lý phục vụ cho quá trình áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
– Quản lý rủi ro hoạt động hải quan cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Nguồn thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan sẽ được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 4 của Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể bao gồm các nguyên tắc sau:
– Thông tin quản lý rủi ro sẽ được thu thập từ các nguồn thông tin trong nước hoặc thu thập từ nguồn thông tin nước ngoài theo quy định của pháp luật, được quản lý tập trung tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục hải quan thông qua quá trình ứng dụng hệ thống khoa học công nghệ kĩ thuật thông tin và được xử lý, chia sẻ và cung cấp cho các đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật;
– Việc đánh giá tuân thủ pháp luật và phân loại mức độ rủi ro hoạt động hải quan sẽ được thực hiện tự động, chính xác trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính;
– Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn kiểm tra sau thông quan, thanh tra và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác sẽ dựa trên kết quả đánh giá phân tích, kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý rủi ro cập nhật trên Hệ thống thông tin hải quan và thông tin có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định và lựa chọn;
– Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, kiểm soát rủi ro, giám sát những rủi ro cao, rủi ro trung bình, đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các loại rủi ro thấp;
– Trong trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng được đầy đủ điều kiện yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo nội dung quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, thì việc áp dụng quản lý rủi ro sẽ được thực hiện thủ công bằng phương pháp phê duyệt văn bản đề xuất hoặc phê duyệt văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan;
– Trong trường hợp đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và theo đúng quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, thực hiện theo đúng hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp, công chức hải quan sẽ được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thông tin quản lý rủi ro sẽ được thu thập từ nguồn thông tin trong nước hoặc cũng có thể thu thập từ nguồn thông tin nước ngoài. Các thông tin này sẽ được quản lý tập trung tại Tổng cục hải quan thông qua ứng dụng hệ thống khoa học công nghệ thông tin phải được xử lý chia sẻ và cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, cùng với các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Theo đó, các biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm:
– Thu thập và xử lý thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
– Quản lý và đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan;
– Quản lý và phân tích đánh giá rủi ro;
– Quản lý, cập nhật, xây dựng và áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan, áp dụng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập cảnh và quá cảnh của các loại hàng hóa và phương tiện vận tải;
– Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện quản lý rủi ro, áp dụng quản lý rủi ro, quá trình tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
– Xây dựng và quản lý danh mục hàng hóa rủi ro;
– Xây dựng và quản lý thành phần hồ sơ rủi ro, xác lập hồ sơ và quản lý doanh nghiệp trọng điểm;
– Đo lường tiêu chuẩn tuân thủ pháp luật hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu/hoạt động quá cảnh;
– Quản lý kế hoạch kiểm soát rủi ro, quản lý chuyên đề kiểm soát rủi ro, phân tích sau khi phát hiện ra hành vi buôn lậu / hành vi trốn thuế / hành vi gian lận thương mại để dự báo xu hướng và cảnh báo rủi ro.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
– Thông tư 06/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
THAM KHẢO THÊM: