Theo pháp luật hiện hành thì một trong những quyền cơ bản của người lao động là được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc đơn phương chấm dứt không thể tuuyf tiện thực hiện mà cần tuân thủ theo điều kiện được pháp luật điều chỉnh. Hiện nay, Mẫu đơn xin nghỉ việc sau khi hưởng chế độ thai sản có những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc sau khi hưởng chế độ thai sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi: – Ban giám đốc công ty………
– Trưởng phòng Nhân sự
Tôi tên là:.…..Hiện đang là nhân viên thuộc bộ phận……… đã giao kết hợp đồng lao động với công ty có thời hạn tới…….
Trong thời gian tới đây vì lý do…….. mà tôi không thể thu xếp được tiếp tục làm việc tại công ty theo thời hạn đã giao kết trong hợp đồng lao động. Vì vậy, tôi viết đơn này kính mong được Ban giám đốc đồng ý cho tôi được thôi việc tại Công ty kể từ ngày ….. tháng ….. năm….
Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi đã luôn nhận được sự tin tưởng, quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, anh/chị quản lý và các đồng nghiệp. Bản thân tôi cũng đã có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm trong chuyên môn của mình. Tôi thật lòng biết ơn và trân quý khoảng thời gian đã làm việc tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc Công ty ngày càng phát triển và thành công hơn nữa.
Tôi rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.
Trong khi chờ đơi xự chấp thuận của Ban giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc theo phân công công việc.
Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ công việc cho anh/chị ….. trước khi nghỉ việc theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động và sự chỉ đạo từ Ban Giám đốc.
Xin trân trọng cảm ơn!
….., ngày…… tháng …… năm …..
Người viết đơn
(ký ghi rõ họ tên)
2. Người lao động hưởng chế độ thai sản rồi xin nghỉ việc có vi phạm pháp luật không?
Hợp đồng lao động được biết đến là văn bản thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong đó có sự tham gia người sử dụng lao động và người lao động. Văn bản này được sử dụng để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau, tuân thủ theo đúng những nội dung mà pháp luật điều chỉnh. Theo đó, người lao động hoàn toàn có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu thỏa mãn được điều kiện về thời gian đã được quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được pháp luật bảo hộ nhưng người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động, tùy thuộc vào thời gian giao kết hợp đồng.
– Cá nhân là người lao động cần tuân thủ việc thông báo ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Còn trong trường hợp mà giao kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn thì thời gian thông báo sẽ được giảm xuống còn 30 ngày nếu làm việc;
– Số ngày báo trước là 03 ngày làm việc nếu cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Với quy định trên thì lao động nữ nghỉ thai sản xong hoàn toàn có thể nghỉ việc luôn nếu đảm bảo về mặt thời gian thông báo trước cho người sử dụng lao động.
+ Đã báo trước cho người sử dụng lao động biết theo đúng thời gian quy định:
Báo trước ít nhất 45 ngày đối với người đi làm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Thời gian thông báo ít nhất 30 ngày trong trường hợp người đi làm ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
03 ngày làm việc sẽ là thời gian để người đi làm ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng tiến hành thông báo cho người sử dụng lao động.
Lưu ý: Một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được quy định lên đến 120 ngày.
– Ngoài ra, quy định về thông báo trước khi nghỉ của người lao động sẽ không bắt buộc phải thực hiện nếu
+ Công ty không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận với hợp đồng lao động khi người lao động nghỉ thai sản quay trở lại làm việc;
+ Công ty có vi phạm trong việc không trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn cho người lao động dẫn đến tình trạng đơn phương nghỉ làm của người lao động;
+ Nếu có xuất hiện tình trạng người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
+ Người sau khi đi làm trở lại sau khi nghỉ sinh mà bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Pháp luật cũng quy định cả trường hợp nghỉ việc do người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, người lao động nữ sau khi nghỉ chế độ thai sản có mong muốn nghỉ việc thì hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu trình bày lý do để được phê duyệt đơn. Còn trong trường hợp không phải thông báo trước thì hoàn toàn có thể nghỉ ngang mà không ảnh hưởng đến quyền lợi khác.
3. Sau khi hưởng chế độ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm được không?
Chế độ thai sản là chế độ được chi trả cho cá nhân là lao động nữ hoặc lao động nam có vợ sinh con để hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần cho những đối tượng này sau khi đã có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo luật định. Hiện nay, khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản, lao động nữ có thể xin nghỉ thêm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe để có thể quay lại làm việc. Căn cứ tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động nữ hưởng chế độ thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu thì có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Đồng thời, tại Điều 41
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội thì trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Về cách tính ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sẽ tính bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
– Hiện nay, việc thống nhất số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 41 sẽ được người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Khi lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên sẽ có thời gian được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày;
+ Đối với trường hợp mà người lao động sinh con phải phẫu thuật thì thời gian nghỉ tối đa là 07 ngày;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, để tạo điều kiện cho người lao động nữ có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất quay trở lại làm việc thì khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, nếu có nhu cầu thì lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương, thời gian nghỉ sẽ được tiến hành thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trường hợp không thỏa thuận được thì sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ phải đi làm trở lại, nếu cố tình nghỉ thêm được coi là nghỉ việc trái quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: