Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hoạt động mang tính thủ tục pháp lý, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn sẽ diễn ra bình thường trước, trong và sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì kế thừa ưu đãi thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kế thừa ưu đãi thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế. Cụ thể như sau:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đồng thời, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư mới được quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 sẽ không áp dụng đối với trường hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục hạch toán độc lập, hạch toán riêng đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế căn cứ theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, trong trường hợp không hạch toán riêng biệt được thì thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế sẽ được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng chế độ ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là một loại thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp là việc các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình được nhà nước khuyến khích phát triển, khi đó nhà nước sẽ cho hưởng chính sách giảm bớt chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo điều luật phân tích nêu trên, doanh nghiệp được thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ cần phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp và dự án đầu tư trước khi thực hiện thủ tục chuyển đổi.
Vì vậy, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp mới nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để hưởng ưu đãi về thuế và điều kiện chuyển lỗ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp mới sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn sẽ được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp chuyển đổi trước đó.
2. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về trình tự và thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thế, tự xác định về mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, thời gian giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành hoạt động kiểm tra các điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế cần phải xử lý theo hướng truy thu số thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo các quy định liên quan.
Theo đó, quy trình thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện về Ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan thuế trong quá trình thực hiện thủ tục kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp cần phải kiểm tra các điều kiện để được hưởng chính sách ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, được giảm, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đó đang ứng được. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng và không đảm bảo đầy đủ điều kiện để có thể áp dụng chính sách thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế cần phải xử lý theo hướng truy thu số thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo các điều luật tương ứng.
3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được áp dụng ưu đãi thuế bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về ưu đãi thuế suất. Theo đó, áp dụng thuế suất 20 % trong thời gian 10 năm đối với các trường hợp sau đây:
– Thu nhập của các doanh nghiệp phát sinh từ quá trình thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
– Thu nhập của doanh nghiệp từ quá trình thực hiện dự án đầu tư mới, trong đó bao gồm hoạt động sản xuất thép cao cấp, sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất các loại máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp/lâm nghiệp/ngư nghiệp/làm muối, hoạt động sản xuất các trang thiết bị tưới tiêu, sản xuất tinh chế thức ăn cho gia súc/gia cầm/thủy sản, phát triển các làng nghề truyền thống;
– Bắt đầu kể từ 1/1/2016, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của khoản này sẽ được áp dụng với mức thuế suất 17%.
Theo đó thì có thể nói, khoản thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ quá trình thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hiện nay sẽ áp dụng với mức thuế suất 17% trong khoảng thời gian 10 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–
– Nghị định 57/2021/NĐ-CP bổ sung Nghị định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư
–
THAM KHẢO THÊM: