Trong những năm gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình, đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ bản nền kinh tế. Dưới đây là những chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập thị trường thế giới như hiện nay thì vai trò của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng và đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có đưa ra khái niệm cụ thể về các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là khái niệm để chỉ cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật của nước ngoài, thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tức là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài, đó có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ tài sản, góp vốn đầu tư vào Việt Nam theo hình thức mà pháp luật Việt Nam đưa ra, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam dành những ưu đãi nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022, có thể kể đến một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
– Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài đang được quy định tại Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023,
– Ưu đãi về tiền thuê đất (có thể là miễn tiền thuê đất hoặc giảm tiền thuê đất) theo quy định của pháp luật. Cụ thể, quy định và ưu đãi tiền thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang được thực hiện theo quy định tại Chương II của
– Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016, Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu);
– Ưu đãi về tín dụng. Ưu đãi về tín dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại
Tuy nhiên cần phải lưu ý, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022 có quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư. Theo đó có thể thấy, ưu đãi đầu tư được áp dụng phụ thuộc vào ngành nghề, phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn của các dự án đầu tư, nội dung khác của dự án đầu tư, tuy nhiên không phụ thuộc vào dự án có vốn nước ngoài hay dự án không có vốn nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật (bao gồm các ưu đãi đầu tư nêu trên) nếu có dự án đầu tư đáp ứng được đầy đủ điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư. Theo đó, để được hưởng ưu đãi đầu tư thì cần phải đáp ứng điều kiện về địa bàn. Địa bàn ưu đãi đầu tư hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022. Theo đó, địa bàn ưu đãi đầu tư sẽ bao gồm các địa bàn sau:
Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
– Khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế, khu chế xuất.
Theo đó thì có thể nói, dự án sản xuất kinh doanh được thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp cao sẽ được xác định là dự án hoạt động sản xuất kinh doanh trong địa bàn ưu đãi đầu tư. Ưu đãi đầu tư sẽ được áp dụng phụ thuộc vào từng ngành nghề đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, dự án đầu tư thực hiện ngoài các khu vực nêu trên thì sẽ không được xác định là dự án được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.
Nhìn chung, chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay rất phong phú và đa dạng, từ đó thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, tác động tích cực đến cải cách và đổi mới thể chế kinh tế của Việt Nam, từ đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, cải thiện bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo một trong các hình thức như sau:
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
– Thực hiện dự án đầu tư;
– Thực hiện hợp đồng hợp tác quốc tế, hợp đồng BCC;
– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định cụ thể của Chính phủ.
3. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022 có quy định về vấn đề thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:
– Tổ chức kinh tế bắt buộc phải đáp ứng được điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác, đầu tư góp vốn, đầu tư mua cổ phần, đầu tư mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế khác, đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh tế (hợp đồng BCC) nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, hoặc có đa số thành viên hợp doanh là cá nhân nước ngoài đối với các tổ chức kinh tế hoạt động với mô hình công ty hợp doanh;
+ Có tổ chức kinh tế nêu trên (tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, hoặc có đa số thành viên hợp doanh là cá nhân nước ngoài đối với các tổ chức kinh tế hoạt động với mô hình công ty hợp doanh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế nêu trên (tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổ chức kinh tế có đa số thành viên hợp doanh là cá nhân nước ngoài hoạt động với mô hình công ty hợp doanh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
– Tổ chức kinh tế không thuộc một trong những trường hợp nêu trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với các nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức góp vốn, đầu tư theo hình thức mua cổ phần, theo hình thức mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam nếu có các dự án đầu tư mới thì có thể làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về trình tự và thủ tục thành lập tổ chức kinh tế, quy định cụ thể về vấn đề thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: