Rượu và thuốc lá cũng được xem là một nét văn hóa và là niềm tự hào dân tộc, đặc sản của từng địa phương như rượu Cần của Việt Nam, rượu Vodka của Nga ... Vì vậy nhu cầu nhập cảnh và xuất cảnh rượu cũng nâng cao. Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì sẽ được mang bao nhiêu rượu và thuốc lá khi xuất cảnh?
Mục lục bài viết
1. Được mang bao nhiêu rượu, thuốc lá khi xuất cảnh?
Rượu và thuốc lá là những mặt hàng rất quen thuộc trong đời sống con người. Rượu được xem là thức uống không thể thiếu trong nhiều nghi thức khác nhau của đời sống và trong cuộc sống hằng ngày. Rượu từ trước đến nay luôn luôn đi vào nếp suy nghĩ, thậm chí đi vào thơ ca và tục ngữ của người Việt Nam. Người ta có thể uống rượu và hút thuốc lá trong nhiều trường hợp khác nhau, trong mọi tình huống. Ngoài ra, rượu và thuốc lá còn được xem là nét văn hóa và là niềm tự hào của nhiều quốc gia và nhiều vùng miền. Tuy nhiên bên cạnh đó thì rượu và thuốc lá cũng gây ra những tác hại vô cùng khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Vì vậy pháp luật có những quy định cụ thể kiểm soát rượu và thuốc lá, trong đó bao gồm cả hoạt động xuất cảnh.
Trước hết, rượu và thuốc lá không phải là một trong những loại hàng hóa bị cấm xuất cảnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu), có quy định về vấn đề miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh. Theo đó, miễn hành lý với các loại hàng hóa có định mức như sau:
– Rượu từ 20 độ trở lên thì được xác định là 1.5 lít
– Rượu dưới 20 độ thì được xác định là 2 lít;
– Đồ uống có cồn và bia thì được xác định là 3 lít;
– Thuốc lá điếu theo quy định của pháp luật được xác định là 200 điếu;
– Thuốc lá sợi được xác định là 250 gam;
– Thuốc lá xì gà được xác định là 20 điếu.
Tuy nhiên, tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu) cũng cần phải lưu ý như sau:
– Định mức miễn thuế về rượu, miễn thuế đối với các loại đồ uống có cồn, đối với bia và thuốc lá, đối với xì gà sẽ không áp dụng cho những đối tượng được xác định là người dưới 18 tuổi. Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai/bình/lọ/can có dung tích lớn hơn so với dung tích theo quy định của pháp luật tuy nhiên không vượt quá 1 lít thì sẽ được miễn thuế cho cả chai đó. Đồng thời, trong trường hợp vượt quá 1 lít theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá định mức bắt buộc phải nộp thuế;
– Trong trường hợp vượt quá định mức nộp thuế, người nhập cảnh sẽ được quyền lựa chọn vật phẩm để có thể miễn thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp hành lý của người nhập cảnh mang theo bao gồm nhiều vật phẩm khác nhau.
– Người điều khiển phương tiện tàu bay, nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế, những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế, các đối tượng được xác định là sỹ quan làm việc trên tàu biển và thuyền viên làm việc trên tàu biển, lái xe và người lao động Việt Nam làm việc trên lãnh thổ của nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng định mức hành lý miễn thuế theo điều luật phân tích nêu trên cho từng lần nhập cảnh, mà cứ 90 ngày thì các đối tượng này sẽ được miễn thuế một lần;
– Người xuất cảnh sử dụng hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tài liệu có giá trị thay thế cho hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Việt Nam cung cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, có hành lý mang theo người hoặc hành lý ký gửi trước đó hoặc gửi sau chuyến đi, không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu hoặc Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu/xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, thì sẽ được miễn thuế xuất khẩu không hạn chế định mức;
– Thành phần hồ sơ miễn thuế được xác định là hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, thủ tục miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện nay không đưa ra hạn mức tối đa xuất cảnh rượu/thuốc lá, hạn mức tối đa nêu trên chỉ là cơ sở để miễn thuế đối với hàng hóa của người xuất cảnh.
Trong trường hợp vượt hạn mức nêu trên thì số lượng rượu, thuốc lá vượt hạn mức đó cần khai báo hải quan và nộp thuế.
2. Thành phần hồ sơ miễn thuế đối rượu, thuốc lá khi xuất cảnh cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ miễn thuế hải quan là một trong những chế định vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu) có đưa ra quy định về hồ sơ hải quan. Theo đó, hồ sơ hải quan sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế cho tờ khai hải quan theo mẫu do pháp luật quy định;
– Các loại chứng từ giấy tờ có liên quan.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, người khai hải quan cần phải thực hiện thủ tục nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, các loại chứng từ hóa đơn thương mại, các loại giấy tờ chứng từ văn bản vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, văn bản thông báo kết quả miễn kiểm tra chuyên ngành, các loại giấy tờ tài liệu chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó có thể nói, thành phần hồ sơ miễn thuế đối với hành lý của người xuất nhập cảnh sẽ bao gồm tờ khai hải quan và các loại giấy tờ tài liệu chứng từ thay thế cho tờ khai hải quan, kèm theo chứng từ văn bản khác có liên quan.
3. Hoạt động kiểm tra hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề kiểm tra giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 và Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu), có quy định như sau:
– Hành lý của người xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật bắt buộc phải chịu sự kiểm tra/giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu;
– Hành lý của người xuất nhập cảnh vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật thì bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục hải quan giống như đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường;
– Người xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể gửi hành lý vào các khu vực kho bãi tại cửa khẩu, và đồng thời được nhận lại khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh;
– Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó thì có thể nói, khi cá nhân mang hàng hóa/vật phẩm về Việt Nam sử dụng và đã thực hiện xong thủ tục kiểm tra hải quan thì có thể xem đây là hàng hóa xách tay cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: