Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là những sản phẩm thiết yếu, có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nên hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả các loại hàng hóa này nguy hiểm hơn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh
- 2 2. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
- 3 3. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh
Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là những sản phẩm thiết yếu, có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nên hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả các loại hàng hóa này nguy hiểm hơn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường.
Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi là một trường hợp đặc biệt của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo Bộ luật hình sự tại điều 157 quy định như sau:
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Các dấu hiệu pháp lý của tội này về cơ bản giống vơi tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Khách thể của tội phạm
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xâm hại trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng của loại tội phạm này là hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
–Mặt chủ quan của tôi phạm:
Lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
-Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hai loại hành vi như sau:
Hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là hành vi tạo ra các loại hàng giả nói trên, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoăc chỉ là tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả như chỉ lắp ráp các bộ phận hoặc đóng gói hoặc nhãn hiệu để tạo ra hàng giả. Thứ hai là hành vi buôn bán các loại hàng giả như t rên. Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt so với tội sản xuất, buôn bán hàng giả:
Đối tượng tác động của tội phạm sẽ là hàng hóa lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể thấy phạm vi đối tượng tác động thu hẹp hơn so với tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 156. Vấn đề định lượng hàng giả ở đây là không cần thiết bới hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả này thể hiện sự nguy hiểm cao cho xã hội.
Về hình phạt tội này có bốn khung hình phạt như sau: khung cơ ban là từ 02 đến 07 năm
Khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng như: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Khung tăng nặng thứ ba có mức hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
2. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là những sản phẩm thiết yếu, có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nên hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả các loại hàng hóa này nguy hiểm hơn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường.Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi là một trường hợp đặc biệt của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo Bộ luật hình sự tại điều 157 quy định như sau:
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Các dấu hiệu pháp lý của tội này về cơ bản giống vơi tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Khách thể của tội phạm
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xâm hại trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng của loại tội phạm này là hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
-Mặt chủ quan của tôi phạm: lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
-Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hai loại hành vi như sau:
Hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là hành vi tạo ra các loại hàng giả nói trên, người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoăc chỉ là tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả như chỉ lắp ráp các bộ phận hoặc đóng gói hoặc nhãn hiệu để tạo ra hàng giả. Thứ hai là hành vi buôn bán các loại hàng giả như t rên. Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt so với tội sản xuất, buôn bán hàng giả:
Đối tượng tác động của tội phạm sẽ là hàng hóa lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể thấy phạm vi đối tượng tác động thu hẹp hơn so với tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 156. Vấn đề định lượng hàng giả ở đây là không cần thiết bới hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả này thể hiện sự nguy hiểm cao cho xã hội.
Về hình phạt tội này có bốn khung hình phạt như sau: khung cơ ban là từ 02 đến 07 năm
Khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng như: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Khung tăng nặng thứ ba có mức hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
3. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
Điều 158 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Sản xuất buôn bán hàng là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi không phải là thật.
Các dấu hiệu của tội phạm
1.Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 của điều 158 Bộ luật hình sự; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật, vì khoản 1 của điều luật là tội phạm nghiêm trọng, còn khoản 2 và khoản 3 của điều luật là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nếu là hàng giả có số lượng lớn thì người phạm tội phải là người gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 153 đến 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm.
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và cũng đã bị kết án về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả cũng tương tự như trường hợp đã bị xử phạt hành chính và đã bị kết án về hành vi buôn lậu.
2.Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng hóa, chống hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.
Đối tượng tác động của tội phạm này là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật giống cây trồng, vật nuôi không phải là hàng thật.
Việc xác định như thế nào là hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, thuốc thú y…cũng tương tự như cách xác định hàng giả khác là căn cứ vào Nghị định 140-HĐBT ngày 25-4-1991 cuả hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả (chưa có văn bản nào thay thế).Trong những trường hợp cần thiết, các cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định để xác định hàng đó có phải là hàng giả hay không.
3.Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
a, Hành vi khách quan
Cũng tương tự như hành vi khách quan của tội làm hàng giả quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự, điều luật quy định hai hành vi khách quan khác nhau, đó là: sản xuất và buôn bán. Vì vậy, khi định tội tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó, mà không định tội hết tất cả hai hành vi được liệt kê trong điều luật. Nếu người phạm tội thực hiện cả hai hành vi cùng một đối tượng phạm tội thì định tội là sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi. Các trường hợp trên,
Nếu người phạm tội thực hiện hai hành vi khác nhau đối với hai đối tượng khác nhau thì định tội như sau:
Ví dụ: Một người sản xuất 3 tấn bột thức ăn gia súc và buôn bán 4 tấn thuốc trừ sâu giả, thì người này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội sản xuất hàng giả là thức ăn gia súc và tội buôn bán thuốc thú y giả.
Việc xác định thế nào là sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,…hoàn toàn giống như trường hợp xác định sản xuất và buôn bán hàng giả quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự.
b,Hậu quả
Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,..là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…hậu quả trực tiếp của hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,…là xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa bị người phạm tội buôn bán hoặc sản xuất là hàng thật.
Đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,…hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trong trường hợp hàng giả chưa có số lượng lớn. Ngoài hành vi khách quan, đối vơi stooij sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, nhà làm luật không quy định một dấu hiêu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Luật sư
4.Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,…là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất hàng giả hoặc biết rõ hàng giả nhưng vẫn buôn bán; thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Động cơ, mục đích của người phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng việc xác định mục đích của người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Nói chung, người phạm tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả bao giờ cũng vì lợi nhuận (thu lợi bất chính).