Bầu cử là Phương thức lựa chọn người làm đại biểu, thay mặt thực hiện quyền lực nhà nước trong các xã hội dân chủ theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì đảng viên bị kỷ luật có được dự đại hội, bầu cử không?
Mục lục bài viết
1. Đảng viên bị kỷ luật có được dự đại hội, bầu cử không?
Điều 2 Quyết định 244-QĐ/TW 2014 Quy chế bầu cử trong Đảng quy định về nguyên tắc bầu cử, Điều này quy định việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc là tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương sẽ phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.
Điều 14 Quyết định 244-QĐ/TW 2014 Quy chế bầu cử trong Đảng quy định về Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp như sau:
– Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để cho đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và những đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.
– Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để cho đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
– Đoàn chủ tịch đại hội đề cử về nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Tại Điều 15 Quyết định 244-QĐ/TW 2014 Quy chế bầu cử trong Đảng quy định về Quyền bầu cử như sau:
– Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền thực hiện bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
– Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị sẽ không có quyền bầu cử.
Theo quy định trên thì đảng viên dự bị không có quyền bầu cử còn đối với đảng viên mà đang bị xử lý kỷ luật thì vẫn có quyền bầu cử.
Thêm nữa, tại Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri bao gồm:
– Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đã bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người mà đang chấp hành hình phạt tù mà không được cho hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
– Người thuộc các trường hợp trên nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc là được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn ở trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.
– Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người có thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì sẽ được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri ở tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người mà chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào trong danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì sẽ được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri ở tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
– Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hay vào trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu như đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc là đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì sẽ được xóa tên trong danh sách cử tri ở tại nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào trong danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách cử tri ở tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
– Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, buộc phải chấp hành hình phạt tù hoặc là mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Theo đó, ngoài những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, những người đã bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, nhữmg người mà đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, những người mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì đều có quyền ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia quyền bầu cử.
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng Đảng viên bị kỷ luật vẫn có quyền được dự đại hội, bầu cử.
2. Quy định về hình thức bầu cử khi Đảng viên bị kỷ luật dự đại hội, bầu cử:
Khi Đảng viên bị kỷ luật dự đại hội, bầu cử thì vẫn phải tuân thủ về hình thức bầu cử như sau:
– Bỏ phiếu kín: bỏ phiếu kín được thực hiện trong các trường hợp:
+ Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (được gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
+ Bầu vị trí ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
+ Bầu vị trí Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
+ Bầu vị trí uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
+ Bầu vị trí đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
+ Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào trong danh sách bầu cử.
+ Giới thiệu đảng viên ứng cử những chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
– Biểu quyết giơ tay: Biểu quyết giơ tay (có sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
+ Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (như đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu…).
+ Thông qua về số lượng và danh sách bầu cử.
3. Quy định về tính kết quả bầu cử khi Đảng viên bị kỷ luật dự đại hội, bầu cử:
Quy định về tính kết quả bầu cử khi Đảng viên bị kỷ luật dự đại hội, bầu cử như sau:
– Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, số người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc là không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì sẽ không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
– Đối với đại hội đảng viên: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số các đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên mà đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên mà đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu như đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên mà bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt trong suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý.
– Đối với đại hội đại biểu: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số các đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt trong suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế.
– Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, những người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên mà đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên mà đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
– Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người mà trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.
– Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc là đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để cho đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trong trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 244-QĐ/TW 2014 Quy chế bầu cử trong Đảng.
THAM KHẢO THÊM: