Bảo hiểm phi nhân thọ được biết đến là loại bảo hiểm khắc phục cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Chính vì những ưu điểm mà loại hình này đem lại mà ngày càng nhiều nhu cầu của người dân tham gia tại các doanh nghiệp bảo hiểm. Vậy, muốn thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ thì cần đảm bảo các điều kiện, thủ tục gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu đảm bảo về đời sống vật chất của con người cũng nâng cao hơn, điều này làm phát sinh thêm nhu cầu bảo hiểm cho sức khỏe tính mạng của con người, thể hiện rõ nhất ở việc các công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới thành lập gia tăng nhanh chóng, ngày càng được phổ biến. Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm khi tham gia sẽ có tác dụng đối với những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Về bản chất, bảo hiểm phi nhân thọ là một loại nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tài sản, trách nhiệm với mục đích hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hiện nay để có thể thành lập công ty bảo hiểm, kể cả công ty bảo hiểm phi nhân thọ thì cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện chung để xin cấp phép thành lập và khi tham gia hoạt động bảo hiểm có thể lựa chọn bởi một trong hai loại hình được phép kinh doanh bảo hiểm đó là: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong nội dung bài viết này thì tác giả sẽ đề cập đến những điều kiện cần phải đáp ứng để được thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ, cụ thể:
– Thứ nhất, phải có điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
+ Yếu tố cần phải nhắc đến đầu tiên trong nhóm điều kiện này là tổ chức, cá nhân tham gia thành lập công ty phải là các đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
+ Tổ chức khi tham gia kinh doanh lĩnh vực này thì cần có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì điều kiện tiên quyết cần có là trong suốt thời gian kinh doanh phải có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
+ Đồng thời, pháp luật cũng ghi nhận điều kiện về việc kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này nếu Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
– Điều kiện về vốn:
+ Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn thì điều kiện đối với tổ chức kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam cần có tổng tài sản không thấp hơn 2.000 tỷ Đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
+ Trong trường hợp thành lập Công ty cổ phần thì cần có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây: Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Liên quan đến vốn điều lệ đóng góp thì sẽ được góp bằng Đồng Việt Nam và mức góp sẽ không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
+ Nghiêm cấm hành động của cổ đông, thành viên góp vốn thành lập sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
+ Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
+ Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;
+ Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
+ Đồng thời cũng cần tuân thủ việc báo cáo tài chính với thời gian là 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.
– Liên quan đến việc đảm bảo điều kiện về nhân sự:
Nhân sự trong công ty bảo hiểm có thể kể đến các cá nhân là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ.
+ Những đối tượng này cần có các điều kiện, tiêu chuẩn chung, có thể kể đến: Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của
+ Điều kiện riêng đối với từng cá nhân giữ chức vụ nêu trên đã được pháp luật có quy định khác.
2. Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ:
2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ:
Khi có mong muốn thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ thì cần chuẩn bị được tất cả các giấy tờ, tài liệu được hướng dẫn tại Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
+ Giấy tờ cần chuẩn bị là Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Cần có thêm bản dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;
+ Ngoài ra, cũng cần có thêm được dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
+ Xây dựng và cung cấp được phương án hoạt động 05 năm đầu, nội dung thể hiện trong phương án này cần nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
+ Các giấy tờ để cung cấp thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn của người quản lý doanh nghiệp như bản Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán;
+ Văn bản thể hiện được đầy đủ mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương ứng với loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam quy định tại các điều 65 của Luật nàycủa các tổ chức, cá nhân đó.
2.2. Trình tự thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Để tiến hành thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ thì hồ sơ cần tuân thủ theo nội dung đã được hướng dẫn trong bài viết.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ thì có thể lựa chọn hình thức nộp như: nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc lựa chọn gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng;
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ;
Việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ sẽ được thực hiện trong thời hạn tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính hoàn toàn có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép;
– Đối với trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm;
Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định hoặc tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
THAM KHẢO THÊM: