Câu hỏi về việc bộ đội có được phép làm kinh tế, thành lập công ty hay không là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động kinh tế của quân nhân trong việc thành lập công ty.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bộ đội có được phép làm kinh tế, thành lập công ty không?
- 2 2. Bộ đội có quyền góp vốn vào doanh nghiệp được không?
- 3 3. Trường hợp bộ đội cố tình góp vốn vào doanh nghiệp thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- 4 4. Thời hạn mà sĩ quan quân đội không được thành lập, điều hành doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ là bao lâu?
1. Bộ đội có được phép làm kinh tế, thành lập công ty không?
Tại Khoản 2 Điều 17
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Một là, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Hai là, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ba là, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
Bốn là, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Năm là, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Sáu là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Bảy là, tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ đội sẽ không được phép làm kinh tế, thành lập công ty trừ 01 số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật. Sở dĩ, bộ đội không được phép làm kinh tế, thành lập công ty dưới hình thức cá nhân là bởi vì việc tham gia kinh tế có thể dẫn đến các xung đột lợi ích giữa việc thực hiện nhiệm vụ quân sự và lợi ích cá nhân, từ đó có thể dẫn đến các tệ nạn như tham nhũng, lạm quyền. Ví dụ, bộ đội có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Đồng thời, nếu không có những quy định này, rất có thể trong các hoạt động kinh doanh họ đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước, xao nhãng nhiệm vụ, tư lợi cá nhân, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Bộ đội có quyền góp vốn vào doanh nghiệp được không?
Tại Khoản 3 Điều 17
Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép tổ chức và cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 lại cấm một số đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và quân nhân, tham gia vào hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế lợi ích nhóm và tham nhũng.
Cụ thể:
Tại Điểm e Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng cấm cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật này xác định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an cũng thuộc diện cán bộ, công chức, viên chức thuộc danh sách những người có chức vụ, quyền hạn.
Do đó, cán bộ, công chức, viên chức và quân nhân, bộ đội không được phép góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp. Việc thực hiện hành vi này vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và có thể dẫn đến các biện pháp xử lý kỷ luật, hành chính, thậm chí hình sự.
3. Trường hợp bộ đội cố tình góp vốn vào doanh nghiệp thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Sĩ quan quân đội không được phép góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp sĩ quan quân đội cố tình vi phạm quy định này. Vậy, mức phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng phạt tiền đối với hành vi không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bộ đội không được phép góp vốn vào doanh nghiệp nhưng trong thực tế họ vẫn cố tình thực hiện góp vốn thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn mà sĩ quan quân đội không được thành lập, điều hành doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ được quy định như sau:
a) Từ 12 tháng đến 24 tháng đối với nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành bao gồm:
– Bộ Công Thương;
– Bộ Giao thông vận tải;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Bộ Tài chính;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Bộ Xây dựng;
– Bộ Tư pháp;
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Thanh tra Chính phủ;
– Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Văn phòng Chính phủ.
b) Từ 06 tháng đến 12 tháng đối với nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, bao gồm:
– Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Bộ Y tế;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Ủy ban Dân tộc.
c) Đối với nhóm 3 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP, theo đó Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ;
d) Đối với nhóm 4 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì thời gian sẽ là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
Như vậy, tùy thuộc vào từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý khác nhau của các bộ, ngành thì sẽ có các mốc thời gian riêng được quy định cụ thể tại Điều 22 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP .
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 59/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
THAM KHẢO THÊM: