Quy định về thời hạn góp vốn đầu tư là một phần quan trọng trong pháp luật về đầu tư của quốc gia. Thời hạn góp vốn đầu tư là thời gian mà nhà đầu tư phải góp đủ vốn theo cam kết đã đăng ký khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời hạn này thường được đề cập trong các văn bản luật về đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục gia hạn thời hạn góp đủ vốn đầu tư mới nhất:
Căn cứ theo khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đưa ra quy định về khái niệm vốn đầu tư thì vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Khác với quy định cụ thể về thời hạn góp vốn trong
Căn cứ vào Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 quy định khi nhà đầu tư muốn gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư, họ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình thực hiện thủ tục gia hạn, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư. Điều này cũng giúp đảm bảo tránh được việc cơ quan quản lý đầu tư từ chối hoặc yêu cầu giải trình thêm trong quá trình điều chỉnh hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Việc gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư sẽ cần thực hiện các bước chính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư
Để gia hạn thời hạn góp đủ vốn, nhà đầu tư phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để nộp đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hồ sơ đăng ký gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư bao gồm các tài liệu sau đây:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/ chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
– Giải trình lý do điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
+ Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
+ Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 (nếu có).
– Bản sao Quyết định chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận (điều chỉnh) nhà đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh.
– Tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh: xác nhận về số vốn đầu tư đã góp; chứng minh năng lực tài chính về khoản vốn đầu tư chưa góp đủ.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký đầu tư gồm Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế…
Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư ghi nhận thời hạn góp vốn đầu tư mới cho nhà đầu tư.
Lưu ý:
– Khi thời hạn góp vốn đã được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đầu tư hết hạn, nhà đầu tư cần tiến hành liên hệ với cơ quan thanh tra để đối mặt với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc không tuân thủ tiến độ dự án. Sau khi hoàn tất quá trình thanh tra và xử phạt, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ chấp nhận và ghi nhận việc gia hạn thời hạn góp vốn cho nhà đầu tư.
– Thời hạn gia hạn góp vốn được xác định dựa trên thông tin mà nhà đầu tư đăng ký trong hồ sơ gia hạn. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét tình hình hoạt động của dự án để quyết định thời gian gia hạn và ghi nhận thông tin này vào giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Nếu không được chấp thuận gia hạn, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc góp đủ vốn hoặc đăng ký giảm vốn đầu tư
– Tổ chức thực hiện dự án phải đóng đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp không thực hiện được việc này, cần phải đăng ký lại vốn điều lệ với cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Do đó, khi nhà đầu tư chưa góp đủ vốn, họ cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp để tuân thủ theo quy định của
2. Điều kiện để được gia hạn vốn đầu tư:
Căn cứ vào Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 quy định khi nhà đầu tư muốn gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư, họ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình thực hiện thủ tục gia hạn, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư. Điều này cũng giúp đảm bảo tránh được việc cơ quan quản lý đầu tư từ chối hoặc yêu cầu giải trình thêm trong quá trình điều chỉnh hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo đó, điều kiện để được gia hạn góp vốn đầu tư thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Vẫn còn thời hạn góp vốn đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ gia hạn góp vốn.
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ gia hạn sau thời hạn góp vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về góp vốn đầu tư:
Căn cứ theo Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định về vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật
+ Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn
+ Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
Như vậy, tùy thuộc và tính chất cũng như mức độ của hành vi vi phạm mà các cơ quan chức năng sẽ có mức xử phạt phù hợp đối với các hành vi của doanh nghiệp được quy định nêu trên.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có hành vi vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục đối với hậu quả gây ra như sau:
– Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
– Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp được xác định từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư 2020
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 hướng dẫn Luật Đầu tư 2020
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
THAM KHẢO THÊM: