Hiện nay, giải phóng hàng hóa là hoạt động của cơ quan hải quan, cho phép xuất nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định. Cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm đối với hoạt động giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Quy định về giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về vấn đề giải phóng hàng hóa. Cụ thể:
– Giải phóng hàng hóa là hoạt động của cơ quan hải quan cho phép thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu tuy nhiên chưa xác định được cụ thể số thuế chính thức cần phải nộp;
+ Người khai hải quan đã nộp thuế cho cơ quan có thẩm quyền hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế dựa trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
– Thời hạn xác định số thuế chính thức cần phải nộp theo quy định hiện nay không được vượt quá 30 ngày được tính kể từ ngày giải phóng hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa cần phải thực hiện thủ tục giám định thì thời hạn này sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được kết quả giám định;
– Trường hợp người khai hải quan không đồng tình với việc xác định số thuế cần phải nộp của cơ quan hải quan, thì người khai hải quan được quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
Theo đó, giải phóng hàng hóa sẽ được thực hiện khi hàng hóa đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu tuy nhiên chưa xác định được cụ thể số thuế chính thức cần phải nộp;
Thứ hai, người khai hải quan đã nộp thuế tại cơ quan có thẩm quyền hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối với số thuế cần phải nộp dựa trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 32 của
– Phải thực hiện hoạt động phân tích, phân loại, giám định để xác định mã số hàng hóa, xác định số lượng hàng hóa, xác định trọng lượng hàng hóa, xác định khối lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu, và người khai hải quan đã nộp đầy đủ thuế tại cơ quan có thẩm quyền hoặc được các tổ chức tín dụng bảo lãnh đối với số thuế cần phải nộp dựa trên cơ sở tự kê khai, tự tính thuế của người khai hải quan;
– Hàng hóa xuất nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, đồng thời người khai hải quan đã nộp đầy đủ số thuế cần phải nộp hoặc được các tổ chức tín dụng bảo lãnh đối với số thuế cần nộp dựa trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính;
– Hàng hóa xuất nhập khẩu căn cứ theo quy định tại Điều 21 của
– Người khai hải quan chưa có đầy đủ thông tin giấy tờ tài liệu để xác định giá trị hải quan đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thì sẽ được giải phóng hàng hóa đều được các tổ chức tín dụng bảo lãnh đối với số thuế cần nộp dựa trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
Theo đó, giải phóng hàng hóa sẽ được thực hiện khi thuộc một trong những căn cứ nêu trên.
2. Thẩm quyền quyết định giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan:
Thẩm quyền quyết định giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Thông tư
Đối với trường hợp giải phóng hàng hóa cho xác định giá trị hải quan. Trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, và trường hợp người khai hải quan yêu cầu tham vấn, trách nhiệm của cơ quan hải quan sẽ bao gồm các trách nhiệm sau:
– Chi cục trưởng Chi cục hải quan là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giải phóng hàng hóa căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan;
– Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai căn cứ theo quy định tại Thông tư của bộ trưởng Bộ tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc tổ chức tham vấn căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Thông tư
Theo đó thì có thể nói, đối với trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, thì chi cục trưởng Chi cục hải quan là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giải phóng hàng hóa.
3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan, công chức hải quan khi làm thủ tục hải quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về thủ tục hải quan. Cụ thể như sau:
– Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:
+ Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp chứng từ và xuất trình các loại chứng từ thuộc hồ sơ hải quan căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật hải quan năm 2022;
+ Đưa hàng hóa, đưa phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để tiến hành hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra phương tiện vận tải đó;
+ Nộp thuế, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
– Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan và công chức hải quan sẽ có trách nhiệm như sau:
+ Trực tiếp kiểm tra, tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra phương tiện hàng hóa vận tải;
+ Tổ chức hoạt động thu thuế, thu các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
+ Ra quyết định về việc thông quan hàng hóa, quyết định giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn tất thủ tục hải quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan;
– Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016 điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;
– Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: