Hàng hóa nguy hiểm là một trong những vấn đề quan trọng của giao thông vận tải, là các mặt hàng nếu không được xử lý và đóng gói cẩn thận thì hoàn toàn có thể gây ra ruổi do về sức khỏe cho con người, gây mất an toàn hoặc gây ảnh hưởng tới môi trường. Vậy hàng hóa nguy hiểm là gì? Và phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa nguy hiểm là gì?
Trên thực tế, hàng hóa là khái niệm để chỉ những vật hữu hình, được tạo ra bởi sức lao động của con người, có giá trị thỏa mãn nhu cầu bất kỳ của con người, được đưa ra để trao đổi và mua bán trên thị trường. Hàng hóa nguy hiểm trong tiếng Anh còn được gọi là “Dangerous goods” – hay còn được viết tắt là DG, là các loại mặt hàng có chứa hàm lượng chất độc có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, tính mạng của con người, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây mất an ninh trật tự an toàn quốc gia hoặc gây ra các mối nguy hiểm trong lĩnh vực giao thông khi vận chuyển.
Hàng nguy hiểm là các loại hàng hóa và vật phẩm có khả năng gây nguy hiểm đến con người, gây nguy hiểm đến môi trường và tài sản của công dân khi các loại hàng hóa đó được vận chuyển, lưu trữ và sử lý hoặc sử dụng không đúng cách, không hợp pháp. Có nhiều quan điểm cho rằng, hàng hóa nguy hiểm là các loại hàng hóa có chứa chất độc, các vật liệu nổ, các loại khí độc, các loại chất phóng xạ, các loại chất ăn mòn và nhiều loại chất khác. Việc xử lý và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, từ đó đảm bảo không xảy ra tai nạn hoặc gây ảnh hưởng đến con người và môi trường trong quá trình vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm.
Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nguy hiểm cũng được đưa ra khái niệm cụ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có giải thích từ ngữ như sau:
– Chất nguy hiểm là khái niệm để chỉ những loại chất hoặc hợp chất được thể hiện ở dạng khí, dạng lỏng, dạng rắn có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của con người, môi trường hoặc an toàn an ninh quốc gia;
– Hàng nguy hiểm hay còn được gọi là hàng hóa nguy hiểm, là các loại hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm trong quá trình lưu thông trên đường bộ hoặc trên đường thủy nội địa có khả năng gây ảnh hưởng tới tính mạng của con người, sức khỏe của con người, ảnh hưởng tới môi trường hoặc an toàn an ninh quốc gia.
2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có quy định cụ thể về vấn đề phân loại hàng hóa nguy hiểm. Theo đó, tùy theo tính chất hóa học, tính chất vật lý, hàng hóa nguy hiểm hiện nay được phân chia thành 09 loại. Cụ thể như sau:
Loại 1. Chất nổ và các loại vật phẩm dễ nổ.
+ Nhóm 1.1: Chất và các loại vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
+ Nhóm 1.2: Chất và các loại vật phẩm có nguy cơ bắn tóe tuy nhiên không nổ rộng.
+ Nhóm 1.3: Chất và các loại vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc nguy cơ bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, tuy nhiên không nổ rộng.
+ Nhóm 1.4: Chất và các loại vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
+ Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy tuy nhiên có nguy cơ nổ rộng.
+ Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, tuy nhiên không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
+ Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
+ Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, khí không độc hại.
+ Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và các loại chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
+ Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, các loại chất tự phản ứng và các loại chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
+ Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
+ Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
+ Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
+ Nhóm 5.2: Chất perôxít hữu cơ.
Loại 6.
+ Nhóm 6.1: Chất độc. Chất độc là những chất có khả năng gây chết người hoặc có khả năng làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nếu như con người nuốt phải, hít phải hoặc các chất độc đó tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người.
+ Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh. Chất gây nhiễm bệnh trên thực tế bao gồm các loại chất chứa vi sinh vật có khả năng phát triển và tồn tại một cách độc lập và không phụ thuộc vào vật chủ, các vi sinh vật đó có thể bao gồm vi trùng, các loại ký sinh trùng, các loại nấm và các tác nhân tái liên kết, các loại giống hoặc các trường hợp biến đổi gien mà con người biết rằng sẽ có khả năng gây bệnh ở người hoặc gây bệnh ở động vật.
Loại 7: Chất phóng xạ. Chất phóng xạ trên thực tế bao gồm các loại chất phát ra tia phóng xạ hoặc hỗn hợp có khả năng tự phát ra tia phóng xạ. Tia phóng xạ là các loại tia có khả năng đâm xuyên qua các loại vật chất và gây ra hiện tượng ion hóa.
Loại 8: Chất ăn mòn. Chất ăn mòn trên thực tế bao gồm các chất tạo phản ứng hóa học phá hủy khi các chất đó tiếp xúc trực tiếp với các loại mô sống hoặc trong trường hợp các loại chất đó bị rò rỉ thì sẽ gây ra hiện tượng phá hủy hoặc làm hư hỏng các loại hàng hóa khác hoặc làm hư hỏng chính phương tiện vận chuyển chúng.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác. Có thể bao gồm các chất và loại vật liệu trong quá trình vận chuyển có biểu hiện giống như một mối nguy hiểm không được kiểm soát theo tiêu chuẩn y tế, nằm ngoài các nhóm hàng hóa nguy hiểm nêu trên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có quy định cụ thể về danh mục hàng hóa nguy hiểm. Cụ thể như sau:
– Danh mục hàng hóa nguy hiểm hiện nay được phân theo loại, theo nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm được quy định cụ thể tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
– Mức độ nguy hiểm của mỗi loại chất nằm trong Danh mục hàng hóa nguy hiểm chết được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm tương ứng với một nhóm có từ 02 số đến 03 số được quy định cụ thể tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
3. Yêu cầu đối với phương tiện và người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có quy định và yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Theo đó, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Thuyền viên làm việc trên các phương tiện vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm cần phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về lĩnh vực vận tải các loại hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Bộ giao thông vận tải;
– Người giữ chức vụ là thủ kho, người áp tải, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm nên các phương tiện, bến cảng, bến thủy nội địa cần phải được tập huấn và cần phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo tập huấn về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm, áp tải hàng hóa nguy hiểm hoặc lưu kho bãi đối với hàng hóa nguy hiểm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có quy định cụ thể và yêu cầu đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Theo đó, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tham gia an toàn giao thông đường bộ;
– Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì cần phải dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng hóa nguy hiểm đó, quá trình dán biểu trưng của hàng hóa nguy hiểm cần phải được dán ở 02 bên của phương tiện;
– Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sau khi xếp dỡ các loại hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận chuyển hàng hóa đó thì cần phải được rửa sạch, xóa biểu trưng hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện đã dán. Việc làm sạch và xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện cần phải được thực hiện theo quy trình nhất định và ở các địa điểm theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 42/2020/NĐ-CP Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
THAM KHẢO THÊM: