1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 339 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 quy đinh:
“1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm”.
A, Các dâu hiệu của tội phạm
1.Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này cũng giống chủ thể của các tội xâm phạm trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân là những người có đủ các dấu hiệu về chủ thể chung của tội phạm (tức là có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định) được quy định ở các Điều 315 Bộ luật hình sự có thể chia chủ thể thành ba loại như sau:
+ Quân nhân tại ngũ;
+ Quân nhân dự bị trong thời gian tâp trung huấn luyện, công dân được tập trung và phục vụ trong quân đội, dân quân tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu;
+ Những người không thuộc vào hai trường hợp kể trên nhưng đồng phạm tội phạm về các tội xâm phạm trách nhiệm, nghĩa vụ của quân nhân.
Về độ tuổi:
Điều luật không quy định người có độ tuổi bao nhiêu thì có thể trở thành chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tuy nhiên, theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dự bị động viên và Pháp lệnh dân quân tự vệ người từ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, người từ 17 tuổi trở lên có thể theo học ở các trường hợp nhà trường quân đội. Vì vậy, có thể nói, chủ thể của các tội phạm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là người từ đủ 17 tuổi trở lên.
2.Khách thể của tội phạm
Cũng giống như các tội khác tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ có các dấu hiệu đặc trưng nhưng chung quy lại vẫn là xâm phạm tới sức mạnh chiến đấu, kỷ luật quân đội và chế độ công tác quân sự. Khách thể của tội này là trách nhiệm, nghĩa vụ của quân nhân phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đó. Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ của mỗi quân nhân.
Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quan đội không phải là do một mà nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi một hành vi phạm tội không đồng thời xâm hại tất cả các quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân, mà chỉ xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Quan hệ xã hội cụ thể mà hành vi phạm tội xâm hại trực tiếp là khách thể trực tiếp của các tội phạm xâm phạm trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân
Tội lạm dụng nhu cầu quân sự xâm phạm tính mạng tính đúng đắn của nhiệm vụ quân sự, uy tín của quân đội cũng như xâm phạm sở hữu của Nhà nước, của tổ chức và công dân.
3.Mặt khách quan
+ Hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ lạm dụng nhu cầu quân sự. Hành vi lạm dụng thể hiện ở chỗ đòi hỏi, sử dụng quá mức độ, phạm vi cần thiết cho một nhu cầu nào đó để thực hiện nhiệm vụ quân sự.
+ Hành vi cấu thành tội phạm nếu được thực hiện trong khi thực hiện nhiệm vụ và gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức hoặc của công dân.
4.Chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
B, Hình phạt
Điều luật quy định hai khung hình phạt
+ Khoản 1 quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
+ Trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt được quy định là phạt tù từ ba năm đến bảy năm.