Theo quy định hiện nay, trường hợp hết hạn đăng kiểm thì chủ phương tiện phải nhanh chóng đăng ký. Lái xe và chủ xe có thể sẽ bị phạt rất nặng nếu sử dụng ô tô hết hạn đăng kiểm, thậm chí còn có thể bị tạm giữ phương tiện. Vậy phải làm thế nào khi ô tô hết hạn đăng kiểm dịp Tết?
Mục lục bài viết
1. Phải làm thế nào khi ô tô hết hạn đăng kiểm dịp Tết?
Theo quy định hiện nay thì các nhân viên các trung tâm đăng kiểm cũng sẽ nghỉ lễ theo quy định của pháp luật nên nếu trường hợp có xe hết hạn kiểm định trong thời gian này thì chủ xe nên đưa xe đến các trung tâm để kiểm định trước thời hạn.
Hiện nay theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT chỉ quy định về thời hạn phải đi đăng kiểm để không bị phạt chứ không cấm việc đăng kiểm trước thời hạn quy định.
Do đó, đối với việc đem xe đến đăng kiểm trước hạn để tránh hết hạn dịp Tết hoàn toàn được chấp nhận và sẽ không ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra và cấp sổ kiểm định mới.
Như vậy thì thời hạn đăng kiểm lúc này sẽ được tính lại từ thời điểm việc kiểm định mới diễn ra mà không tính theo ngày hết hạn của giấy đăng kiểm cũ. Mặc dù bị thiệt về thời hạn đăng kiểm nhưng chủ xe có thể yên tâm lưu thông xe trên đường mà không lo bị Cảnh sát giao thông xử phạt.
Đối với trường hợp lỡ quên không đăng kiểm trong ngày giáp Tết mà giấy đăng kiểm đã hết hạn, chủ xe không nên sử dụng xe khi đi đường để tránh bị xử phạt. Sau khi trung tâm đăng kiểm hoạt động trở lại, lúc này chủ xe nên mang ngay xe đến thẳng trung tâm để được đăng kiểm ngay, nhằm giảm nguy cơ bị tuýt còi và xử phạt.
Mặc dù có thể không gặp phải Cảnh sát giao thông trên đường đưa xe đi đăng kiểm nhưng chủ xe sẽ vẫn bị truy thu phí sử dụng đường bộ đối với thời gian quá hạn đăng kiểm.
2. Để ô tô quá hạn đăng kiểm bao lâu thì bị phạt?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16
Xử phạt người điều khiển xe ô tô trong đó bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.
Cụ thể, phạt tiền có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng được xác định dưới 01 tháng trong đó kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc;
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì điều khiển xe quá hạn đăng kiểm dưới 01 tháng sẽ bị xử phạt mà không quy định cụ thể hết hạn bao nhiêu ngày dưới 01 tháng. Vì vậy, mặc dù quá hạn 1 ngày cũng sẽ có thể bị xử phạt hành chính.
3. Mức xử phạt đối với hành vi ô tô quá hạn đăng kiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định vào khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
– Phạt tiền có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe đã có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng được xác định dưới 01 tháng trong đó kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc;
+ Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng đối với tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
– Phạt tiền có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Thực hiện điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc;
+ Sử dụng Giấy chứng nhận, Giấy đăng ký xe, tem kiểm định về an toàn kỹ thuật và để bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng với số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
+ Thực hiện điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng được xác định từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
+ Điều khiển đối với xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Ngoài ra căn cứ theo khoản 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô trong đó bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
– Ngoài việc bị phạt tiền, thì người điều khiển xe sẽ tiến hành thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thực hiện đối với hành vi được quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Theo đó, thì người sử dụng ô tô đã quá hạn đăng kiểm được xác định dưới 01 tháng có thể bị phạt hành chính 3-4 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Người điều khiển phương tiện quá hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở lên có thể bị xử phạt 4-6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Ngoài ra đối với hành vi điều khiển quá hạn kiểm định được xác định từ 1 tháng trở lên có thể bị tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
4. Đăng kiểm viên có hành vi làm sai lệch kết quả kiểm định xe cơ giới bị phạt tiền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
– Phạt tiền có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Làm sai lệch đối với kết quả kiểm định;
+ Không tuân thủ đúng đối với các quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định.
+ Thực hiện không đúng đối với nhiệm vụ được phân công.
– Phạt tiền có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không công khai đối với các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị theo quy định;
+ Không thực hiện việc kiểm định phương tiện theo đúng thẩm quyền được giao;
+ Sử dụng việc đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ không có đủ đối với các điều kiện theo quy định;
+ Thực hiện việc kiểm định mà lại không bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định, bảo hộ lao động theo quy định;
+ Không bố trí đủ về số lượng đăng kiểm viên tối thiểu trên dây chuyền kiểm định;
+ Thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định vượt quá số lượng phương tiện theo quy định đối với mỗi dây chuyền kiểm định.
– Phạt tiền có giá trị từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Thực hiện việc kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định chưa được xác nhận hoặc xác nhận không còn hiệu lực để bảo đảm tính chính xác theo quy định;
+ Thực hiện việc kiểm định khi tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định đã bị hư hỏng không bảo đảm tính chính xác theo quy định;
+ Không tiến hành thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kiểm định, kết quả kiểm định theo quy định;
+ Không lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định.
Theo quy định nêu trên thì việc Đăng kiểm viên có hành vi làm sai lệch kết quả kiểm định xe cơ giới sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: