Chi phí tố tụng hình sự được xem là toàn bộ các khoản tiền chi cho việc tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền, cũng như các khoản tiền do người tham gia tố tụng chi trả để phục vụ cho yêu cầu của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Vậy chi phí trong tố tụng hình sự bao gồm những loại chi phí nào?
Mục lục bài viết
1. Chi phí trong tố tụng hình sự gồm những loại chi phí nào?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về chi phí trong hoạt động tố tụng hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về chi phí tố tụng. Cụ thể như sau:
– Chi phí trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác;
– Án phí trong tố tụng hình sự bao gồm án phí sơ thẩm, án phí phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự;
– Lệ phí trong tố tụng hình sự bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, cấp bản sao quyết định, các loại giấy tờ và tài liệu khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật có quy định;
– Chi phí tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm:
+ Chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho người dịch thuật, chi phí cho người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
+ Chi phí giám định, chi phí định giá tài sản;
+ Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, chi phí tố tụng trong tố tụng hình sự sẽ bao gồm các chi phí sau:
– Chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho người dịch thuật, chi phí cho người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự;
Chi phí giám định tài sản, chi phí định giá tài sản;
– Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, trong hoạt động tố tụng hình sự còn có các khoản chi phí sau đây:
– Án phí, lệ phí và các khoản chi phí tố tụng;
– Án phí trong tố tụng hình sự bao gồm án phí sơ thẩm hình sự, án phí phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm và phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự;
– Lệ phí trong tố tụng hình sự bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, lệ phí cấp quyết định và các loại giấy tờ tài liệu khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí trong tố tụng hình sự:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng và lệ phí trong tố tụng hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng và lệ phí. Cụ thể như sau:
– Chi phí tố tụng hình sự căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo như phân tích nêu trên sẽ do các cơ quan, người đã trưng cầu, người yêu cầu, chỉ định chi trả. Trong trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cần người bào chữa thì sẽ do trung tâm trợ giúp pháp lý chi trả;
– Án phí hình sự sẽ do người bị kết án chịu hoặc do nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án sẽ cần phải có trách nhiệm trả án phí theo quyết định của tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng sẽ được ghi nhận cụ thể và rõ ràng trong bản án, trong quyết định của tòa án;
– Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu tòa án tuyên bố bị cáo là người không có tội hoặc tòa án tuyên bố đình chỉ vụ án khi có căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì bị hại phải chịu trách nhiệm trả anh phí;
Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm chi phí giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 30/2018/NĐ-CP về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự (sau được sửa đổi tại Nghị định 97/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự), có quy định cụ thể về chi phí định giá, định giá lại tài sản. Cụ thể như sau:
– Chi phí định giá, chi phí định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo đó, hằng năm, căn cứ thực tế chi phí định giá và định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ phối hợp với các cơ quan tài chính và bộ ban ngành có liên quan để lập dự toán kinh phí thanh toán cho chi phí định giá, chi phí định giá lại tài sản, để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước, sau đó trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện hoạt động chi trả trên thực tế;
– Căn cứ vào dự toán được cơ quan nhà nước Có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí, hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá và chi phí định giá lại tài sản của hội đồng định giá tài sản, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tạm ứng kinh phí, thanh toán chi phí cho hoạt động định giá và định giá lại tài sản. Thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và chi phí giám định và định giá trong tố tụng;
– Căn cứ vào yêu cầu, căn cứ vào tính chất của vụ án, cơ quan thành lập Hội đồng định giá, cơ quan trình thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng định giá sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính của mình để hỗ trợ chi cho một số hoạt động thường xuyên của Hội đồng định giá, trong đó bao gồm công tác phí, hoạt động họp chuyên môn, khảo sát và thu thập thông tin, mua sắm các loại văn phòng phẩm, phục vụ cho hoạt động báo cáo thuyết minh, giải trình chuyên môn phục vụ cho công tác định giá tài sản của Hội đồng định giá. Trên cơ sở cân đối mặt bằng chung, trường hợp ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của các đơn vị, cơ quan thành lập hội đồng định giá, cơ quan trình thủ tướng chính phủ thành lập Hội đồng định giá sẽ cần phải có nghĩa vụ lập dự toán xin bổ sung kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
Theo đó thì có thể nói, chi phí định giá và định giá lại tài sản sẽ được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo đó, hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế chi phí định giá và định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ phối hợp với các cơ quan tài chính để lập dự toán ngân sách kinh phí thanh toán cho chi phí định giá và định giá lại tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
– Nghị định 30/2018/NĐ-CP về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự;
– Nghị định 97/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự;
– Thông tư 30/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và Nghị định 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: