Doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh khi đáp ứng đủ điều kiện và trình tự, thủ tục theo pháp luật. Mỗi chi nhánh sẽ có người đứng đầu để quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh một cách hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định về người đứng đầu chi nhánh công ty mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Người đứng đầu chi nhánh công ty có vị trí, vai trò gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được giao nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó có chức năng đại diện theo ủy quyền. Một trong những lưu ý là ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, mỗi chi nhánh sẽ có người đứng đầu chi nhánh hay còn gọi là giám đốc chi nhánh, là người chịu trách nhiệm về việc quản lý điều hành chi nhánh và quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo quy định trong nội bộ công ty và theo điều lệ công ty.
Giám đốc chi nhánh chịu sự giám sát của Tổng giám đốc; có quyền về việc đề xuất các phương án liên quan đến hoạt động kinh doanh, vấn đề nhân sự và sắp xếp hoạt động kinh doanh của chi nhánh đó, sau đó thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động lên công ty tổng.
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2015, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
Dựa theo quy định trên, người đứng đầu chi nhánh có một số vị trí, vai trò sau:
– Người đứng đầu chi nhánh không bắt buộc phải là thành viên của công ty.
– Quyền hạn của người đứng đầu chi nhánh công ty:
+ Như trên đã phân tích, quyền hạn của người đứng đầu chi nhánh công ty thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở theo ủy quyền. Điều này có nghĩa là người đứng đầu chi nhánh sẽ không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty thông qua văn bản ủy quyền.
+ Phạm vi ủy quyền và thời hạn ủy quyền sẽ do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Bên cạnh đó, việc chấm dứt ủy quyền cũng hoàn toàn phụ thuộc vào công ty.
– Người đứng đầu chi nhánh thực hiện công tác quản lý:
+ Quản lý nhân viên của chi nhánh: mọi nhân sự cấp dưới đang làm việc tại chi nhánh tuân thủ mọi sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh.
+ Quản lý và sử dụng tài sản của công ty, phát triển đường lối hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
– Người đứng đầu chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:
+ Thực hiện nghiên cứu, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và khuyến mại phục vụ cho quá trình kinh doanh của chi nhánh.
+ Xây dựng và thực hiện các công tác quản lý bán hàng trong phạm vi kinh doanh.
+ Thực hiện các mục tiêu doanh thu của công ty phân cho chi nhánh của mình và báo cáo thực hiện lên công ty.
2. Người đứng đầu chi nhánh có được quyền ký hợp đồng không?
Như trên phân tích, giám đốc chi nhánh không có quyền đại diện mà quyền này chỉ phát sinh khi nhận được ủy quyền của người đại diện của công ty. Như vậy, người đứng đầu chi nhánh không có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền của người đại diện của công ty. Do đó, các hợp đồng của công ty phải có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty thì giám đốc chi nhánh mới ký kết được hợp đồng.
Còn đối với trường hợp ký kết
Tuy nhiên, đối với trường hợp ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh, lúc này giám đốc chi nhánh không cần nhận được ủy quyền của Tổng giám đốc mà thực hiện quyền trong phạm vi quyền hạn của mình là được.
3. Thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh mới nhất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ban hành trong phụ lục II-9 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao).
– Trường hợp có ủy quyền nộp hồ sơ thì cần giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, cụ thể là:
+ Đối với công dân Việt Nam: gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
+ Đối với người nước ngoài: hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thế.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở chính.
Hiện nay, thủ tục nộp hồ sơ thay đổi người đứng đầu chi nhánh có thể nộp trực tiếp và thao tác thủ tục trên hệ thống đăng ký kinh doanh online.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận sau khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp.
Sau đó tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cuối cùng trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
4. Thành lập chi nhánh phải lưu ý những gì?
Để thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:
(1) Điều kiện thành lập chi nhánh:
Để thành lập chi nhánh, trước hết doanh nghiệp phải được thành lập một cách hợp pháp đúng quy định, đảm bảo có mã số doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh đã khớp mã với hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
Doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh trong và ngoài nước.
(2) Đáp ứng điều kiện về tên của chi nhánh:
Doanh nghiệp được tự do đặt tên cho chi nhánh của doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số quy định sau:
– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên của chi nhánh sẽ phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo từ “Chi nhánh”.
– Lưu ý: Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”
(3) Điều kiện về địa chỉ của chi nhánh:
Chi nhánh của công ty có thể được thành lập ở cùng địa phương hoặc khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Địa chỉ của chi nhánh được xác định trên lãnh thổ Việt Nam gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý: không được đăng ký trụ sở chi nhánh tại nhà tập thể, chung cư.
(4) Tư cách pháp nhân:
Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân. Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, vốn kinh doanh của chi nhánh là của công ty mẹ. Chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp. Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về các khoản phát sinh từ hoạt động của chi nhánh.
(5) Hoạt động, ngành nghề chính của chi nhánh phải đúng với ngành nghề của công ty.
Các văn bản pháp luật đượcsử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
THAM KHẢO THÊM: