Người điều hành kinh doanh trong công ty hợp danh là một trong những yếu tố quan trọng để có thể xây dựng, duy trì được sự phát triển của doanh nghiệp. Cá nhân khi giữ chức vụ này cần đảm bảo các điều kiện cơ bản để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Vậy, Công ty hợp danh có được phép thuê giám đốc không?
Mục lục bài viết
1. Công ty hợp danh có được phép thuê giám đốc không?
– Theo quy định, công ty hợp danh là doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố theo luật định, cụ thể:
+ Cần đảm bảo rằng phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; trong hoạt động của công ty có thể có thêm thành viên góp vốn cùng với các thành viên hợp danh;
+ Cá nhân khi trở thành thành viên hợp danh cần có trình độ chuyên môn và xây dựng được sự uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Theo quy định thì các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Đây được đánh giá là điểm khác biệt đặc trưng nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác, các thành viên hợp danh đều có quyền điều hành công ty, không tập trung thẩm quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giams đốc, Tổng Giám đốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác ( Quy định tại Khoản 1 Điều 182
– Liên quan đến vấn đề chia lợi nhuận thì các thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
– Nhiệm vụ chính của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong hoạt động của công ty được thể hiện như sau:
+ Các cá nhân hỗ trợ về việc quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách thành viên hợp danh;
+ Trong một số trường hợp, nếu thấy cần thiết có thể rriệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên;
+ Trực tiếp phân công phối hợp với công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
+ Nếu công ty phải tham gia các vụ kiện hoặc có tranh chấp thương mại thì những cá nhân này sẽ đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vấn đề đã nêu;
Sở dĩ có quy định trên, các thành viên hợp danh khi tham gia góp vốn sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp công ty có nghĩa vụ nợ. Quyền lợi và nghĩa vụ của công ty hợp danh gắn chặt với từng cá nhân là thành viên. Nếu thuê người ngoài làm giám đốc công ty hợp danh, sẽ đi ngược lại với bản chất cơ bản của công ty hợp danh, thành lập dựa trên cơ sở tin cậy, tín nhiệm nhau giữa các thành viên. Do đó, chức danh quản lý của công ty cần được trao cho một trong các thành viên hợp danh nắm giữ để đảm bảo trách nhiệm và sự an toàn trong hoạt động của công ty hợp danh.
Với các nội dung đã phân tích thì việc quản lý công ty hợp danh nghiêm cấm việc thuê giám đốc ở bên ngoài, mà bắt buộc phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
2. Có phải chỉ có giám đốc mới được trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh:
Theo quy định tại Điều 181
– Quyền của thành viên hợp danh
+ Cá nhân được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
+ Trong phạm vi quản lý ngành nghề kinh doanh thì sẽ nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; trực tiếp thực hiện việc đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
+ Có thể được sử dụng tài sản của công ty với mục đích phục vụ kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty;Trong một số trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
– Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 184
+ Các thành viên hợp danh đều được coi là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó;
+ Nhiệm vụ quản lý trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm để thực hiện tốt hoạt động kiểm soát công ty; Trong quá trình hoạt động mà một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số chấp thuận;
Pháp luật cũng có sự phân định về phạm vi hoạt động của các thành viên hợp danh, theo đó hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận;
Như vậy, bất kỳ thành viên hợp danh cũng được xem là người đại diện theo pháp luật. Còn đối với các vụ việc dân sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ là người đại diện cho công ty hợp danh.
3. Bất cập, kiến nghị trong việc không cho phép thuê giám đốc trong công ty hợp danh:
– Bất cập phải đối diện khi pháp luật không cho phép công ty hợp danh thuê giám đốc:
Như đã biết, pháp luât Việt Nam quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh phải là một trong các thành viên hợp danh, tức là công ty không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc như các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc biệt, khi thành lập công ty đấu giá hợp danh, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cũng phải phải là đấu giá viên. Vấn đề bất cập được đề xuất trong bài viết này, được thể hiện ở hai ý dưới đây:
+ Pháp luật không cho thực hiện quyền thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đối với công ty hợp danh, điều này gián tiếp đã làm hạn chế đi quyền của công ty, cũng không thể hiện rõ được bản chất “đối nhân” của công ty hợp danh;
+ Đối với công ty đấu giá hợp danh thì việc tham gia đấu giá tài sản được hiểu là hoạt động nghề nghiệp của đấu giá viên, nhưng cũng không vì vậy mà đồng nhất hoạt động nghề nghiệp với hoạt động quản trị công ty. Trên thực tế, hoàn toàn tồn tại một đấu giá viên có trình độ chuyên môn giỏi nhưng không có khả năng quản trị, lãnh đạo công ty tốt. Trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh đấu giá thì công ty đấu giá hợp danh cũng phải thực hiện nhiều hoạt động khác cần đến năng lực quản trị công ty như nhân sự, kế toán, lao động…
– Kiến nghị về việc thay đổi:
Hiện nay
Tại công ty đấu giá hợp danh, nếu tiếp tục thực hiện quy định này thì có thể dẫn đến tình trạng thao túng quyền lực của đấu giá viên tại công ty đấu giá hợp danh, đặc biệt đối với những công ty chỉ có duy nhất một đấu giá viên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Doanh nghiệp năm 2020.
THAM KHẢO THÊM: