Giấy ra viện là một trong những loại giấy tờ quan trọng được sử dụng làm căn cứ để giải quyết và xem xét hưởng các chế độ thai sản, chế độ ốm đau cho bệnh nhân khi đang tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, giấy ra viện có vai trò đặc biệt trong vấn đề quản lý thông tin y tế. Vậy giấy ra viện bị sai thông tin thì cần phải giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy ra viện bị sai thông tin phải làm như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, giấy ra viện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như chế độ ốm đau,
Hiện nay, pháp luật đã có quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở khám chữa bệnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế), có quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh nơi cấp giấy ra viện, cấp giấy chứng sinh, cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đối với bệnh nhân, cấp giấy chứng nhận không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con sau quá trình sinh con, cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:
– Cấp lại giấy ra viện, cấp lại giấy chứng sinh phải cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai sản, cấp lại giấy chứng nhận không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể tiến hành hoạt động chăm sóc con sau khi sinh con, cấp lại giấy chứng nhận về việc nghỉ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Bị mất hoặc bị hỏng các loại giấy tờ trên;
+ Người ký giấy chứng nhận trái thẩm quyền, không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Quá trình đóng dấu lên các loại giấy tờ phải lên giấy chứng nhận không đúng quy định của pháp luật, không đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
+ Có sai sót liên quan đến thông tin được ghi nhận trên giấy ra viện, giấy chứng sinh phải ghi nhận trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, ghi nhận trên giấy chứng nhận không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể tiến hành hoạt động chăm sóc con cái sau khi sinh, các thông tin ghi trên giấy chứng nhận về việc nghỉ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp cấp lại giấy tờ, thì cần phải thực hiện thủ tục đóng dấu cấp lại trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận về chế độ nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận về việc không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để chăm sóc con cái sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
– Bổ sung, sửa đổi các nội dung ghi nhận trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận về chế độ nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận về việc không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con cái sau khi sinh, giấy chứng nhận về việc nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp có những nội dung, thông tin sai sót được ghi trên giấy ra viện phải giấy chứng sinh, giấy chứng nhận để nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con cái sau khi sinh, giấy chứng nhận về việc nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, sau quá trình bổ sung, sửa đổi nội dung thì cần phải đóng dấu treo của các cơ sở khám chữa bệnh, đó phải là loại dấu đã được thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội, quá trình đóng dấu thì cần phải đóng dấu tại phần nội dung bổ sung và sửa đổi.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, trong trường hợp bệnh viện đã cấp giấy ra viện cho công dân, tuy nhiên những thông tin trên giấy ra viện đó có phần sai sót, thì bệnh viện sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp lại giấy ra viện cho công dân, trong quá trình cấp lại thì bệnh viện cần phải đóng dấu cấp lại trên giấy ra viện, hoặc cần phải tiến hành thủ tục sửa đổi hoặc bổ sung giấy ra viện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp sửa đổi và bổ sung giấy ra viện, thì trên nội dung sửa đổi đó bệnh viện cần phải đóng dấu treo của bệnh viện, tuy nhiên cần phải lưu ý đó phải là loại dấu đã thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội. Người dân cần phải lưu ý quy định này để có thể yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, bảo vệ tốt nhất quyền lợi tối đa của công dân để có thể được hưởng các chế độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thủ tục xin cấp lại giấy ra viện bị sai thông tin:
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, trong trường hợp bệnh viện đã cấp giấy ra viện, tuy nhiên những thông tin trên giấy ra viện đó có phần sai sót, thì sẽ có quyền yêu cầu bệnh viện cấp lại, bệnh viện sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp lại giấy ra viện, hoặc thực hiện thủ tục sửa đổi và bổ sung đối với những nội dung bị sai sót. Trình tự và thủ tục xin cấp lại giấy ra viện trong trường hợp bị sai thông tin sẽ thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cấp lại giấy ra viện khi giấy ra viện đó có những thông tin sai sót. Khách hàng cần phải viết đơn đề nghị cấp lại giấy ra viện và nô tới các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Các loại giấy tờ liên quan sẽ bao gồm các tài liệu như sau:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy ra viện theo mẫu do pháp luật quy định;
– Các giấy tờ và bằng chứng có liên quan chứng minh về việc giấy ra viện bị cấp trước đó có sự sai sót.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tới cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Khách hàng sẽ cung cấp chứng minh thư nhân dân, giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người được cấp lại giấy ra viện phải nộp tới bệnh viện đã cấp giấy ra viện đó để yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc cấp lại giấy ra viện sao cho phù hợp với thông tin trên thực tế.
Bước 3: Nhân viên văn thư sẽ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại giấy ra viện, sau đó đưa phiếu tiếp nhận cho khách hàng. Nhân viên tiếp nhận sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ và giấy tờ có liên quan sang bộ phận lưu trữ hồ sơ bệnh án, sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục rút bệnh án trong khoảng thời gian 1/2 ngày được tính kể từ ngày tiếp nhận giấy tờ của bệnh nhân. Nhân viên tiếp nhận sẽ chuyển đấy án và chuyển các loại giấy tờ cần thiết có liên quan về khoa điều trị để thực hiện thủ tục cấp lại giấy ra viện, khoa chuyển lại bệnh án, giấy ra viện về phòng kế hoạch tổng hợp trình lên ban lãnh đạo của bệnh viện để đóng dấu.
Bước 4: Trả kết quả. Khách hàng sẽ trực tiếp nhận kết quả theo giấy hẹn tại quầy Thu ngân của bệnh viện. Nhìn chung, thời gian tiếp nhận hồ sơ sẽ là do hành chính của các ngày làm việc trong tuần. Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ kéo dài không quá 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy ra viện?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề cấp giấy ra viện. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế), có quy định cụ thể về vấn đề cấp giấy ra viện như sau:
– Thẩm quyền cấp giấy ra viện cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền cấp giấy ra viện hiện nay thuộc về các cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú;
– Mẫu giấy ra viện và cách ghi giấy ra viện sẽ được thực hiện theo quy định tại phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế).
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, thẩm quyền cấp giấy ra viện theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ thuộc về cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép tiến hành thủ tục điều trị nội trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
– Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
THAM KHẢO THÊM: