Theo quy định của pháp luật hiện nay, séc là một hình thức thanh toán dịch vụ, hàng hóa không cần dùng tiền mặt, đây là một công cụ phổ biến, thể diện cho quyền lực của người sở hữu. Vậy quy định về rút séc như thế nào? Và quy trình thanh toán séc được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định về rút séc?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư
– Séc là loại giấy tờ có giá có tính chất thời hạn. Nhìn chung, trên tờ séc sẽ có thời hạn thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian của séc hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi lưu hành và pháp luật do nhà nước quy định;
– Céc là loại giấy tờ có giá mang tính chuyển nhượng. Séc hoàn toàn có thể được chuyển nhượng cho nhiều bên khác nhau bằng thủ tục ký chuyển nhượng séc, mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán;
– Có tính bắt buộc. Ngân hàng và các tổ chức thanh toán bắt buộc cần phải chấp nhận chi trả cho những người thụ hưởng được ghi tên cụ thể trên tờ séc, nếu tờ séc đó đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính chất pháp lý vào tài khoản của người ký séc đủ để thanh toán;
– Có tính đầy đủ. Một tờ séc cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật, có tính chất pháp lý thì mới được chấp nhận. Những thông tin cụ thể trên séc có thể bao gồm: Địa điểm, ngày tháng năm lập séc, thông tin của người ký phát hành séc, tài khoản séc trả cho người được thụ hưởng, ngân hàng thanh toán cho người được thụ hưởng, chữ ký của người phát hành, thông tin cơ bản của người thụ hưởng. Nếu đó được xác định là doanh nghiệp hoặc các tổ chức thì bắt buộc cần phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và đóng dấu của các doanh nghiệp đó;
– Có tính nhất quán. Séc được in thành hai mặt, mỗi mặt cũng cần phải được thể hiện những nội dung cơ bản. Mặt trước của séc bao gồm những thông tin bắt buộc cần phải điền, mặt sau của séc là những thông tin để thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Đồng thời, séc được in theo tập, séc có phần cuống và phần ghi nội dung, cuống séc để lưu giữ, phân tách rời sẽ giao cho người thụ hưởng.
Pháp luật cũng quy định cụ thể về vấn đề rút séc. Trong một số trường hợp nhất định, nhu cầu rút séc được đặt ra. Rút séc là hành vi rút tiền tại các tổ chức/ngân hàng thông qua những thông tin cơ bản được ghi nhận trên tờ séc.
Để có thể rút tiền mặt từ tờ séc, cần phải thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu rút séc cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cần thiết. Cần phải mang theo giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn, chứng từ séc đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tạo đơn đề nghị rút tiền mặt từ chứng từ séc.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cơ bản vào tờ khai được ngân hàng và các tổ chức tín dụng yêu cầu.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 30 ngày, ngân hàng sẽ thực hiện thủ tục chuyển tiền cho người yêu cầu. Thời gian này sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào từng ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên cần phải lưu ý là, người dân sẽ mất một khoản tiền nhất định để chi trả cho quá trình rút tiền. Đến thời hạn đã cam kết, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ trực tiếp liên hệ với người rút thông qua số điện thoại để tới ngân hàng nhận tiền.
2. Quy trình thanh toán séc như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc, có quy định cụ thể về việc lập và ký phát hành séc. Cụ thể như sau:
– Tờ séc theo quy định của pháp luật cần phải được lập dựa trên mẫu trắng do người bị ký phát hành cung ứng, nếu séc được lập dựa trên mẫu trắng không do người bị ký phát hành cung ứng thì người bị ký hoàn toàn có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó;
– Những yếu tố trên tờ séc cần phải được thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, toàn bộ các yếu tố cần phải được in và ghi rõ ràng bằng bút mực, hoặc bút bi. Không được phép viết bằng bút chì hoặc các loại mực màu đỏ, các loại mực dễ bay màu, các loại mực có thể sửa chữa hoặc tẩy xóa. Chữ viết trên tờ séc cần phải được viết bằng tiếng Việt. Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì hoàn toàn có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo sự thỏa thuận của các bên;
– Số tiền được ghi trên séc cần phải được thể hiện bằng số và bằng chữ. Địa điểm thanh toán được xác định là nơi tờ séc được thanh toán, đồng thời do người bị ký phát hành quy định địa điểm cụ thể. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán cụ thể thì phải được thanh toán tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát hành. Ngày ký phát hành được xác định là ngày mà người ký phát hành ghi cụ thể trên tờ séc và phải được ghi bằng số.
Nhìn chung, quy trình thanh toán séc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình thanh toán séc tại các ngân hàng khác nhau tại Việt Nam cũng sẽ có sự khác nhau. Nhìn chung thì đều sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Tiến hành đăng ký thanh toán séc tại ngân hàng. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc, thì tờ séc bắt buộc phải được lập trên mẫu sắc trắng do người bị ký phát hành cung ứng, nếu séc được lập dựa trên mẫu séc trắng không phải cho người bị ký phát hành cung ứng thì người này hoàn toàn có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.
Bước 2: Điền tờ séc theo quy định của pháp luật. Quá trình điền cần phải tuân thủ đầy đủ nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc.
Bước 3: Ký tên vào tờ séc đã điền. Sau khi hoàn thành đầy đủ các bước điền thông tin trên tờ séc, cần phải thực hiện thủ tục ký tên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, chữ ký trên tờ séc phải giống với chữ ký mà bạn đã đăng ký với phía ngân hàng.
Bước 4: Đến ngân hàng và thực hiện giao dịch. Sau khi hoàn thành tờ séc, tiếp theo sẽ đến ngân hàng và thực hiện các giao dịch mà bạn đã ghi trên tờ séc đó.
3. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc, có quy định về vấn đề xuất trình séc. Theo đó, séc được xuất trình là loại tờ séc bằng chứng từ giấy hoặc dữ liệu điện tử được chuyển tới địa điểm xuất trình căn cước theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc. Cụ thể như sau:
– Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán đối với séc được xác định là 30 ngày được tính kể từ ngày phát hành, trong đó không bao gồm thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Tờ séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán tuy nhiên không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày ký phát hành, người bị ký phát hành vẫn hoàn toàn có thể thanh toán nếu người bị ký phát hành không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với các tờ séc đó của người ký phát hành, và người ký phát hành có đầy đủ tiền trên tài khoản để thực hiện hoạt động thanh toán;
– Người thụ hưởng hoàn toàn có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư đảm bảo thông qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán sẽ được tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện nơi gửi.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 30 ngày được tính kể từ ngày ký phát hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc;
– Thông tư 30/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán;
– Thông tư 26/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
THAM KHẢO THÊM: