Thi hành án hình sự là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên việc thi hành án có sự khác biệt với các đối tượng khác nhau. Vậy, Nguyên tắc thi hành án hình sự đối với người dưới 18 tuổi được áp dụng có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc thi hành án hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
Người dưới 18 tuổi có hành vi phạm tội là một trong những đối tượng được đặc biệt quan tâm bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến yếu tố nhân đạo trong hoạt động tố tụng, lẫn quá trình thi hành án. Luật hình sự Việt Nam hiện hành bên cạnh các biện pháp miễn, giảm TNHS áp dụng chung cho cả người đã thành niên và chưa thành niên cũng đã quy định nhiều biện pháp khoan hồng dành riêng cho người chưa thành niên phạm tội với các điều kiện khoan hồng hơn như: miễn TNHS (khoản 2 Điều 91 BLHS), giảm hình phạt (Điều 105 BLHS), tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 106 BLHS). Chẳng hạn, người chưa thành niên phạm tội chỉ cần chấp hành một phần tư (1/4) thời hạn thì có thể được giảm chấp hành hình phạt tù (Điều 106 BLHS). Điều này cho thấy trong chừng mực nhất định thể hiện xu hướng bảo vệ quyền con người đối với người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh những quy định trong hoạt động tố tụng thì khi thi hành án cũng phải tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo được quyền lợi của người dưới 18 tuổi.
Theo quy định tại Điều 4 Luât Thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về nguyên tắc thi hành án hình sự, có thể áp dụng với các trường hợp đối với người dưới 18 tuổi hay với bất cứ cá nhân nào phải thi hành án hình sự, cụ thể:
– Cơ quan thi hành án có trách nhiệm trong việc tuân thủ Hiến pháp, thượng tôn pháp luật, các hoạt động phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Đối với vụ án đã nhận được bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì có tính ràng buộc nhất định nên được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành;
– Ngay từ giai đoạn tố tụng thì pháp luật luôn hướng tới việc giáo dục, tạo điều kiện mà cá nhân vi phạm có thể thay đổi tích cực nên nguyên tắc bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa cũng được đề cập trong nguyên tắc thi hành nói chung và đối với người dưới 18 riêng; các cá nhân mặc dù phạm tội nhưng cũng có quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án;
– Khi thi hành án phải có sự kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; trong một số trường hợp khi áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, cân nhắc về độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
– Đặc biệt khi tiến hành thi hành án đối với người dưới 18 tuổi nên tập trung vào mục đích chính là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội;
– Theo quy định thì pháp luật luôn khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại;
– Đồng thời, cá nhân đang thi hành án nếu nhận thấy hành vi, quyết định trái quy định mà ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân hoặc bất kỳ cá nhân khác thì có thể sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự;
– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
2. Các quy định về thi hành án đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi:
Người dưới 18 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khi đến giai đoạn thi hành án thì pháp luật vẫn chú trọng vào việc giáo dục, cải tạo người phạm tội để cá nhân này có thể nhận ra những sai lầm khuyết điểm và hướng. The quy định tại mục 4 của Luật Thi hành án hình sự 2019 đã đề cập các nội dung được áp dụng đối với người dưới 18 như sau:
– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi chấp hành án theo quy định tại Mục 4 của Luật này và các quy định khác không trái với quy định tại Mục này; khi cá nhân đã đủ 18 tuổi thì sẽ chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Cá nhân sẽ được thực hiện các chế độ quản lý, giáo dục, học văn hóa, học nghề, lao động:
+ Phải đảm bảo rằng, phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính và đặc điểm nhân thân;
+ Như đã biết, hình thức xử phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ trú trọng vào răn đe mà còn giáo dục để công dân này nhận ra sai phạm và có mong muốn được hòa nhập lại với xã hội. Chính vì vậy, trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người dưới 18 tuổi về văn hóa, pháp luật và có thể tổ chức dạy nghề phù hợp với độ tuổi, học vấn, giới tính và sức khỏe, chuẩn bị điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc đối với phạm nhân chưa học xong chương trình tiểu học;
Việc tổ chức các chương trình, nội dung học tập, học nghề của phạm nhân dưới 18 tuổi do Chính phủ quy định.
– Để đảm bảo về sức khỏe thì phạm nhân là người dưới 18 tuổi được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
2.1. Người dưới 18 tuổi thi hành án sẽ có chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí:
– Trong suốt thời gian thi hành án thì phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn và được chăm sóc y tế như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có thể được cân nhắc tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng;
– Không chỉ đảm bảo về các tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, mỗi năm phạm nhân là người dưới 18 tuổi có thể được cấp thêm quần áo, tuy nhiên hoạt động này chỉ diễn ra theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy định;
– Ngoài ra, có thể được tham gia vào các hoạt động đời sống như thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác. Cần lưu ý khi tổ chức thực hiện cần lưu ý về mặt thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm của người dưới 18 tuổi.
2.2. Chế độ gặp, liên lạc điện thoại với thân nhân:
– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi vẫn được đảm bảo quyền cơ bản là thăm nhân thân, số lần được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng,thời gian mỗi lần gặp không quá 03 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ; Trường hợp đặc biệt khi phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng;
– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi có thể nói chuyện với người thân bằng cách liên lạc qua điện thoại trong nước, số lần cũng sẽ bị giới hạn là không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí phát sinh khi thực hiện hoạt động này;
– Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luât Thi hành án hình sự năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: