Điều tra bệnh nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng để xác định các nguyên nhân gây ra bệnh cho người lao động, từ đó giải quyết các chế độ sao cho phù hợp với quyền lợi của người lao động. Vậy pháp luật quy định về các trường hợp phải điều tra bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phải điều tra bệnh nghề nghiệp?
Pháp luật hiện nay đã liệt kê cụ thể các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư
– Điều tra bệnh nghề nghiệp sẽ được áp dụng đối với những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Người lao động có yêu cầu tiến hành thủ tục điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân người lao động mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
+ Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tiến hành thủ tục điều tra bệnh nghề nghiệp đối với người lao động trong trường hợp cần thiết;
+ Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc có nhiều người mắc bệnh trong cùng một lúc, tại cùng một thời điểm, có nhiều người bị ốm tại cùng một cơ sở lao động;
+ Kết quả quan trắc môi trường lao động có dấu hiệu nhận thấy vượt quá giới hạn cho phép tuy nhiên không có trường hợp người lao động được phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các cơ sở lao động không thực hiện đầy đủ quy định về quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội có yêu cầu thực hiện thủ tục điều tra bệnh nhân nhập đối với người lao động.
– Điều tra lại bệnh nghề nghiệp sẽ được áp dụng đối với những trường hợp cơ bản như sau:
+ Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu kiến nghị và kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
+ Phục vụ cho hoạt động kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp sẽ được áp dụng đối với những trường hợp có kiến nghị của các tổ chức, kiến nghị của các cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nhân nhập.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, sẽ tiến hành hoạt động điều tra bệnh nghề nghiệp khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
2. Thời hạn điều tra bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu lâu?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp, cũng quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:
– Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu sẽ do các chủ thể có thẩm quyền sau đây thành lập:
+ Giám đốc Sở y tế, lãnh đạo của các bộ ban ngành là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập đoàn điều tra lần đầu đối với bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của chủ thể đó là thanh tra Sở y tế hoặc thủ trưởng các cơ quan y tế của bộ ban ngành đối với tất cả những trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 14 của Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp;
+ Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế thuộc Bộ y tế là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp trong trường hợp vượt quá khả năng điều tra của đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp do giám đốc Sở y tế thành lập.
– Đoàn kiểm tra lại bệnh nghề nghiệp sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là cục trưởng Cục quản lý y tế ra quyết định thành lập;
– Đoàn kiểm tra lần cuối bệnh nghề nghiệp sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là lãnh đạo của Bộ y tế có thẩm quyền thành lập.
3. Quy trình điều tra bệnh nghề nghiệp được thực hiện thế nào?
Quy trình điều tra bệnh nghề nghiệp hiện nay đang được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 18 của Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp. Theo đó thì có thể nói, trình tự và thủ tục điều tra bệnh nghề nghiệp sẽ được tiến hành theo trình tự cơ bản như sau:
– Đoàn kiểm tra bệnh nghề nghiệp sẽ tiến hành hoạt động xem xét hiện trường cơ sở lao động;
– Sau đó thực hiện hoạt động thu thập các tài liệu, vật chứng và chứng cứ, thu thập các loại giấy tờ có liên quan đến bệnh nặng nhập của người lao động, thực hiện hoạt động lấy mẫu về các yếu tố độc hại tại nơi làm việc để phân tích và nhận định, từ đó làm căn cứ xác định yếu tố gây bệnh trong các cơ sở lao động;
– Xem xét quá trình quản lý hồ sơ vệ sinh lao động của người lao động, quản lý sức khỏe lao động của người lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động tại các cơ sở lao động;
– Phỏng vấn trực tiếp đối với một số người lao động làm việc trong cơ sở lao động đó, phỏng vấn người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh an toàn môi trường lao động, sức khỏe của người lao động và bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động;
– Tổ chức hoạt động khám xét nghiệm, làm xét nghiệm cần thiết đối với những trường hợp người lao động có nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp;
– Các nội dung khác sẽ do trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp chỉ định trong một số trường hợp cần thiết.
Theo đó thì có thể nói, quy trình đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tiến hành hoạt động điều tra sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản nêu trên. Đồng thời, sau khi điều tra bệnh nghề nghiệp, đoàn điều tra cần phải công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp. Tức là đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp cần phải tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn thành quá trình điều tra tại các cơ sở lao động để công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp. Thành phần của cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp sẽ bao gồm các đối tượng sau:
– Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, những người chủ trì cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp;
– Các thành viên trong đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp;
– Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
– Đại diện của ban chấp hành công đoàn cơ sở, đại diện của ban chấp hành công đoàn lâm thời, những người được xác định là người được tập thể người lao động cử ra đối với các nơi chưa có đủ điều kiện để thành lập công đoàn;
– Người yêu cầu, người có quyền lợi liên quan đến bệnh nghề nghiệp, người làm chứng, người có trách nhiệm liên quan đến bệnh nghề nghiệp;
– Đại diện các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở lao động;
– Lập biên bản cuộc họp với đầy đủ chữ ký và ý kiến của các thành viên đã tham dự cuộc họp. Trong trường hợp các tổ chức và cá nhân có yêu cầu tiến hành hoạt động điều tra lại, và các tổ chức và cá nhân bị điều tra không đồng tình với nội dung của biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp thì cần phải ghi rõ ý kiến của những người đó vào biên bản điều tra, tuy nhiên vẫn cần phải ký tên và đóng dấu vào biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp, sau đó thực hiện các kiến nghị lên chủ thể có thẩm quyền;
– Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp sẽ cần phải gửi biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp, đồng thời kèm theo biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp tới các cơ quan cấp trên của đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cơ sở lao động đặt trụ sở, gửi đến chính cơ sở của người sử dụng lao động và các nạn nhân trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: