Theo quy định của pháp luật hiện nay, đấu giá tài sản được xem là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên, hoạt động đấu giá tài sản cần phải tuân thủ theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua hoạt động đấu thầu.
Mục lục bài viết
1. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua hoạt động đấu thầu. Nhìn chung, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Cụ thể như sau:
– Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023;
– Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản sẽ áp dụng cụ thể đối với người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, các cơ quan và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023;
Trong trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023 và pháp luật về đấu thầu. Theo đó, nguyên tắc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
– Tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ tiêu chí được quy định cụ thể tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023, tuân thủ đầy đủ quy định được ghi nhận tại Điều 3 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
– Quá trình lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu cần phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng, độc lập, và tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức đấu giá tài sản sẽ cần phải tự chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin ghi nhận trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn, đồng thời cần phải chịu hậu quả bất lợi do hoạt động kê khai không đầy đủ, kê khai không chính xác thông tin căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
Theo đó, đối chiếu với quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về vấn đề lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Cụ thể như sau:
– Sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản bán đấu giá cần phải thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản, thông báo cụ thể về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
– Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung chính theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến các nội dung sau: Tên và địa chỉ của người có tài sản đấu giá, tên tài sản đấu giá, số lượng tài sản đấu giá, chất lượng của tài sản đấu giá, giá khởi điểm của tài sản đấu giá, tiêu chí lựa chọn các tổ chức đấu giá tài sản, thời gian đăng ký tham dự, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá;
– Người có tài sản đấu giá sẽ căn cứ vào thành phần hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của các tổ chức đấu giá, tiêu chí theo quy định của pháp luật để có thể lựa chọn ra tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đó;
– Tiêu chí để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản sẽ bao gồm một số tiêu chí cơ bản sau: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc đấu giá đối với các loại tài sản đấu giá, phương thức đấu giá khả thi và có tính hiệu quả, năng lực và uy tín của các tổ chức đấu giá, kinh nghiệm của tổ chức đấu giá, giá dịch vụ tiến hành hoạt động đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, có tên trong danh sách của các tổ chức đấu giá tài sản do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp công bố, các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
Theo đó thì có thể nói, hoạt động lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023, tuân thủ đầy đủ nguyên tắc lựa chọn, tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá theo như phân tích nêu trên.
2. Nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về nội dung tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, cụ thể như sau:
– Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, tiêu chí về trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc đấu giá đối với từng loại tài sản đấu giá;
– Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá sao cho đảm bảo tính khả thi và hiệu quả;
– Nhóm tiêu chí về năng lực của các tổ chức đấu giá, kinh nghiệm của tổ chức đấu giá, uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
– Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, điều trị và chi phí đấu giá tài sản sao cho phù hợp;
– Có tên trong danh sách của các tổ chức đấu giá tài sản do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp công bố;
– Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định cụ thể.
3. Đánh giá, chấm điểm theo tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về vấn đề đánh giá và chấm điểm theo tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu. Cụ thể như sau:
– Người có tài sản đấu giá sẽ tự mình đánh giá hoặc tiến hành hoạt động thành lập các tổ chức đánh giá, lựa chọn hình thức khác để tiến hành thủ tục đánh giá đối với các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đồng thời cần phải chịu trách nhiệm về hoạt động đánh giá đó;
– Người có tài sản đấu giá sẽ căn cứ vào thông tin ghi nhận trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn của các tổ chức đấu giá tài sản chấm điểm theo các tiêu chí quy định cụ thể tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
– Tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn sẽ là các tổ chức có tổng số điểm cao nhất khi cộng tất cả các tiêu chí lại với nhau. Trong trường hợp có từ hai tổ chức đấu giá tài sản trở lên có tổng số điểm cao nhất bằng nhau thì người có tài sản đấu giá sẽ cần phải xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng về việc lựa chọn một trong các tổ chức đó;
– Trong thời gian 12 tháng được tính đến ngày nộp hồ sơ, tổ chức đấu giá tài sản có người đại diện theo pháp luật hoặc đấu giá viên của các tổ chức đấu giá tài sản bị kết án bằng 01 bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về tội vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản do các cá nhân đó đã thực hiện hành vi nhân danh, vì lợi ích hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp nhận của các tổ chức đấu giá tài sản đó, thì các tổ chức đấu giá tài sản đó sẽ bị trừ 50% tổng số điểm;
– Trường hợp trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, các tổ chức đấu giá tài sản thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ thực hiện như sau:
+ Các tổ chức đấu giá tài sản có đấu giá viên của các tổ chức bị xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản, thì cứ mỗi đấu giá viên bị xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức đấu giá tài sản đó sẽ bị trừ 5% tổng số điểm;
+ Tổ chức đấu giá tài sản bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính do tổ chức đấu giá đó có hành vi vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản, thì cứ mỗi hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức đấu giá tài sản đó sẽ bị trừ 5% tổng số điểm;
+ Tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện thủ tục thông báo công khai về việc đấu giá tài sản đó trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, theo công bố của các cơ quan có thẩm quyền, thì tổ chức đấu giá tài sản đó sẽ bị trừ 20% tổng số điểm;
+ Tổ chức đấu giá tài sản có đấu giá viên công tác trong tổ chức đó bị kết án bằng một bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về tội vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản, thì tổ chức đấu giá tài sản đó sẽ bị trừ 20% tổng số điểm.
– Trường hợp trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, tổ chức đấu giá tài sản thuộc trường hợp đã bị từ chối xem xét và đánh giá hồ sơ, hoặc tổ chức đấu giá tài sản thuộc trường hợp bị hủy bỏ kết quả lựa chọn, thì tổ chức đấu giá tài sản đó sẽ bị trừ 70% tổng số điểm;
– Trong trường hợp có cơ sở xác định rõ ràng về việc tổ chức đấu giá tài sản cố tình cung cấp các thông tin không chính xác, hoặc cung cấp các thông tin giả mạo, cung cấp sai các thông tin trong hồ sơ thì người có tài sản từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ của các tổ chức đấu giá tài sản đó;
– Trường hợp đến hết ngày nộp hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn, tuy nhiên chỉ có một tổ chức đấu giá tài sản đăng ký tham gia, thì người có tài sản sẽ xem xét và đưa ra quyết định lựa chọn tổ chức đó nếu tổ chức đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
THAM KHẢO THÊM: