Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo về hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Nhiều người có thắc mắc khi đang bị tố giác thì có được đi ra nước ngoài. Vậy theo quy định của pháp luật thì đang bị người khác tố giác thì có được xuất cảnh không?
Mục lục bài viết
1. Đang bị người khác tố giác thì có được xuất cảnh không?
Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 có quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điều này đã quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
– Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo về hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
– Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với chính những cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo là những chứng cứ, tài liệu liên quan tới cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
– Tố giác, tin báo về tội phạm sẽ có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
– Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo đó, tố giác về tội phạm chính là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Thêm nữa, Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 quy định về tạm hoãn xuất cảnh, Điều này quy định:
– Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người dưới đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh là có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy rằng cần phải ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
+ Các bị can, bị cáo.
– Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
– Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết về nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với những người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm mà người đó đi chấp hành án phạt tù.
Theo quy định trên thì người đang bị người khác tố giác sẽ có thể không được xuất cảnh nếu như người có thẩm quyền có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn, ngược lại nếu không có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn sau khi bị người khác tố giác thì người này vẫn được có quyền xuất cảnh.
2. Không được xuất cảnh khi bị người khác tố giác được hủy bỏ khi nào?
Như đã phân tích ở mục trên, người đang bị người khác tố giác sẽ có thể không được xuất cảnh nếu như người có thẩm quyền có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Những người sau đây có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người mà đang bị người khác tố giác:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Ở trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng của Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án của Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán chủ tọa của phiên tòa.
Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau:
– Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng sẽ phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Quyết định về việc không khởi tố vụ án hình sự;
+ Trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
+ Đình chỉ điều tra đối với các bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
+ Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc là miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi mà thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc là thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp là tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này sẽ phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.
Theo quy định trên thì người không được xuất cảnh khi bị người khác tố giác được hủy bỏ khi:
– Quyết định về việc không khởi tố vụ án hình sự;
– Trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
– Đình chỉ điều tra đối với các bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
– Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc là miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
3. Có được gia hạn thêm thời gian tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị người khác tố giác không?
Theo quy định của pháp luật, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn để giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù sẽ không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn ở trong giai đoạn điều tra, vấn đề này được quy định tại Điều 20 của Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, Điều này quy định:
– Trong giai đoạn điều tra, trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn 10 ngày, Cơ quan điều tra sẽ phải có văn bản nêu rõ căn cứ, lý do và đề nghị Viện kiểm sát gia hạn về thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
– Khi đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra sẽ phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đã được phê chuẩn, nêu rõ các lý do, kèm theo các chứng cứ, tài liệu để chứng minh căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
– Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc là thay thế biện pháp ngăn chặn gồm:
+ Văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra nêu rõ căn cứ, lý do để đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn;
+ Chứng cứ, tài liệu là căn cứ để Cơ quan điều tra đề nghị việc gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
Như vậy, qua quy định trên có thể khẳng định được rằng người có thẩm quyền vẫn được quyền gia hạn thêm thời gian tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị người khác tố giác vào thời điểm trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn 10 ngày.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021.
THAM KHẢO THÊM: