Quy định về gắn phù hiệu ô tô đã được ban hành tuy nhiên nhiều chủ xe vẫn chưa nắm rõ về vấn đề này. Việc không chấp hành quy định về gắn phù hiệu ô tô sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử phạt vi phạm. Vậy đối với loại xe chuyên dùng có bắt buộc phải dán phù hiệu hay không?
Mục lục bài viết
1. Xe chuyên dùng có bắt buộc phải dán phù hiệu không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về phù hiệu xe tải. Theo đó, phù hiệu xe tải là một loại giấy tờ, văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đây được xem là loại giấy tờ pháp lý bắt buộc để phương tiện ô tô tải và phương tiện taxi có thể được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, hành vi không dán phù hiệu ô tô sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trong nhiều trường hợp sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng khi các lực lượng chức năng phát hiện trong quá trình tuần tra và kiểm soát. Dựa theo cách gọi thông thường, làm phù hiệu xe tải hoặc mua phù hiệu xe tải chính là hình thức thực hiện thủ tục cấp phù hiệu xe ô tô tải dùng trong lĩnh vực kinh doanh hoặc xe taxi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau được sửa đổi tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), có thể kể đến các loại xe bắt buộc cần phải dán phù hiệu bao gồm:
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE BUÝT”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE TAXI”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;
– Các phương tiện được xác định là xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải thì bắt buộc phải có phù hiệu “XE TẢI”.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau được sửa đổi tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), có quy định về cách dán phù hiệu xe tải. Theo đó, phù hiệu xe phải được dán theo các quy định sau:
– Kích thước tối thiểu của các loại phù hiệu hiện nay là 9 cm x 10 cm;
– Phù hiệu xe tải cần phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe
Như vậy, chỉ có phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hành khách, phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, phương tiện đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và phương tiện ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa mới phải gắn phù hiệu. Còn phương tiện chuyên dùng thì theo quy định pháp luật sẽ không phải gắn phù hiệu.
2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau được sửa đổi tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), có quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu. Cụ thể như sau:
– Các đơn vị kinh doanh có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật sẽ được cấp phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện ô tô sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép, đồng thời cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tại một thời điểm, mỗi phương tiện trên thực tế sẽ chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải nhất định;
+ Phương tiện được xác định là xe ô tô có phù hiệu “xe container” thì theo quy định của pháp luật sẽ được vận chuyển container và kèm theo các loại hàng hóa khác. Phương tiện có phù hiệu xe tải hoặc có phù hiệu xe đầu kéo theo quy định của pháp luật sẽ không được phép vận chuyển container;
+ Các doanh nghiệp và hợp tác xã tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu ô tô trung chuyển.
– Thời hạn có giá trị của phù hiệu cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời hạn có giá trị của phù hiệu sẽ được thực hiện như sau:
+ Phù hiệu cấp cho các loại phương tiện là xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải, phù hiệu cấp cho phương tiện được xác định là xe trung chuyển sẽ có giá trị trong khoảng thời gian 07 năm hoặc theo đề nghị của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải (tức là đề nghị trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 07 năm), đồng thời không được phép vượt quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
+ Đối với phù hiệu xe “tuyến cố định” cấp cho các phương tiện tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp lễ Tết nguyên đán sẽ có giá trị theo quy định của pháp luật không được vượt quá 30 ngày; các dịp lễ tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học và cao đẳng thì sẽ có giá trị không được vượt quá 10 ngày.
Theo đó thì có thể nói, thời gian có giá trị của phù hiệu hiện nay sẽ tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau được sửa đổi tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
3. Các trường hợp bị thu hồi phù hiệu:
Căn cứ theo khoản 10 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau được sửa đổi tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), thì phù hiệu sẽ bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Thu hồi phù hiệu, thu hồi biển hiệu đối với tất cả các loại phương tiện của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải khi các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải;
– Phù hiệu bị thu hồi, thu hồi biển hiệu của các phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi chiếc suất dữ liệu từ các thiết bị giám sát camera hành trình của mỗi phương tiện trong khoảng thời gian 30 ngày cho thấy có từ 05 lần vi phạm vượt tốc độ/1000km xe chạy;
– Thu hồi phù hiệu của các phương tiện ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải theo tuyến cố định khi các doanh nghiệp hợp tác xã không còn hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải trên tuyến đó trong phải thời gian 60 ngày liên tục.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
THAM KHẢO THÊM: