Khi tham gia quá trình lao động, người lao động cũng gặp nhiều trường hợp bị người sử dụng lao động nợ lương. Trong trường hợp này thì nợ lương có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mục lục bài viết
1. Nợ lương có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 94
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được nợ lương người lao động trong trường hợp nêu trên và phải đền bù cho người lao động. Nếu hết thời hạn 30 ngày người sử dụng lao động không thực hiện trả lương hoặc thực hiện không đúng theo quy định trên thì căn cứ khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
– Hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với những khung phạt như sau:
– Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
2. Bị nợ lương thì cần phải làm gì?
Người sử dụng lao có nhiều lý do để dẫn đến việc trả lương chậm, không đúng thời hạn cho người lao động. Trong đó có những lý do chính đáng như do gặp khó khăn, rủi ro bất khả kháng trong kinh doanh, tuy nhiên không loại trừ trường hợp một số chủ doanh nghiệp cố tình chây ì hoặc bỏ trốn, hoặc ngừng hoạt động bất thường nhằm trốn tránh trả lương hoặc né tránh thưởng Tết, gây ra nhiều bức xúc cho người lao động. Trường hợp này, người lao động sẽ sử dụng những cách sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình:
* Người lao động thực hiện quyền khiếu nại như sau:
– Khiếu nại lần đầu: Người lao động gửi đơn khiếu lại lần đầu đến người sử dụng lao động, yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo công ty giải quyết tiền lương, đơn khiếu nại được gửi trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại. Nếu người lao động vì lý do ốm đau, thiên tại, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà bị quá thời hạn khiếu nại thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
– Khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (30 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc 40 ngày kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc phức tạp) không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết trong thời hạn 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
– Trường hợp đã khiếu nại lần hai mà không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
* Khởi kiện dân sự:
– Người lao động nộp đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền; để tòa án thụ lý thì hồ sơ phải có tài liệu chứng minh bạn có quyền lợi bị xâm phạm như bị chậm trả tiền lương.
* Trình báo cơ quan công an:
– Trường hợp việc nợ lương có dấu hiệu tội phạm thì người lao động tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự đến cơ quan cảnh sát điều tra. Việc tố cáo phải kèm theo hồ sơ tài liệu thể hiện người sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự: như lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền lương của người lao động. Khi có đầy đủ chứng cứ cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ nhận đơn và xử lý yêu cầu của bạn.
3. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
…, ngày… tháng … năm…..
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: …………
Họ và tên người khiếu nại: …
Địa chỉ: ……
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân .…..Ngày cấp: ……
Nơi cấp: ….
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: ……
Địa chỉ: ……
Khiếu nại về việc: ……
Nội dung khiếu nại: …
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có)
NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Ký và ghi rõ họ tên)
* Hướng dẫn cách viết:
Người làm đơn khiếu nại công ty không trả lương cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin như: họ tên; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; ngày cấp; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại…Đối với nội dung khiếu nại thì cần nêu rõ lý do khiếu nại, khiếu nại về việc gì, nội dung cụ thể như thế nào, từ đó đưa ra các căn cứ pháp lý cho yêu cầu khiếu nại.
Ví dụ:
Trong thời gian, tôi đã làm việc tổng cộng …. ngày. Tuy nhiên, công ty không trả lương cho tôi trong thời gian này, (hoặc chỉ trả lương khoảng thời gian…mà khoảng thời gian…lại không trả mà cũng không có thông báo gì. Việc chậm trả lương của công ty đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống gia đình của tôi. Căn cứ khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 97
“4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền…”
Theo đó, hành vi không trả lương của công ty đã vi phạm các quy định nêu trên. Do vậy, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi không trả lương của công ty … tại địa chỉ ….. trong thời gian…
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động 2019, số 45/2019/QH14