Trong vụ án hình sự cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể tham gia vụ án này với các tư cách khác nhau, trong đó có kể đến sự tham gia của bị đơn dân sự. Vậy quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trong vụ án hình sự thì có sự tham gia của bị đơn dân sự không?
Một trong những vấn đề cần được xác định chính xác trong vụ án hình sự đó là xác định tư cách người tham gia tố tụng. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng theo những quy định của Bộ luật hình sự (BLHS), Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) và các quy định pháp luật có liên quan có điều chỉnh. Hậu quả của việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng có thể dẫn đến ban hành quyết định sai xâm phạm đến quyền của người khác, kéo theo sai về quyền kháng cáo,..Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì cá nhân có thể tham gia tố tụng với những tư cách khác nhau, thực hiện trong các giai đoạn tố tụng khác nhau (có thể không xuất hiện tất cả tư cách trên trong một vụ án), cụ thể:
– Cá nhân là người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cũng là một trong những tư cách tham gia tố tụng;
– Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
– Đối với trường hợp người bị bắt;
– Người bị tạm giữ;
– Bên cạnh đó, đối tượng là bị can, bị cáo, bị hại.
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
– Người làm chứng cũng có thể tham gia vào giai đoạn tố tụng theo đúng quy định;
– Để hỗ trợ cho quá trình tham gia tố tụng thì trong một số trường hợp nhất định cũng người chứng kiến;
– Người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật.
– Nếu trong những vụ án nhất định mà cá nhân có mong muốn được bào chữa thì có thể có sự tham gia của người bào chữa trong giai đoạn tố tụng;
– Đồng thời cũng phải kể đến tư cách của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này;
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là những đương sự trong tố tụng hình sự.
Hiện nay, việc quy định phân biệt những người tham gia tố tụng trong BLTTHS 2015 được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự. Tư cách tố tụng được xác định về bản chất từ góc độ tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Theo quy định của BLTTHS thì hoàn toàn có một số người tham gia với hai tư cách tố tụng, phụ thuộc vào từng lĩnh vực giải quyết vấn đề là hình sự hay dân sự, cụ thể:
+ Đối với trường hợp bị cáo gây thiệt hại cho bị hại hoặc nguyên đơn thì hoạt động bồi thường thiệt hại cho những đối tượng này bắt buộc phải thực hiện, nên bị cáo sẽ tham gia tố tụng với hai tư cách: Bị cáo (trong lĩnh vực hình sự) và Bị đơn dân sự (trong lĩnh vực tố tụng dân sự);
+ Còn trong trường hợp Bị hại được bồi thường thiệt hại, thì người đó tham gia với hai tư cách: Bị hại (trong lĩnh vực hình sự) và Nguyên đơn dân sự (trong lĩnh vực tố tụng dân sự).
Trong vụ án hình sự có xuất hiện them vấn đề bồi thường thiệt hại thì căn cứ vào quy định tại BLTTHS Tòa án sẽ xác định tư cách tố tụng có quyền và nghĩa vụ bao trùm hơn, đảm bảo lợi ích của người đó cao hơn, đó là bị cáo trong trường hợp thứ nhất và bị hại trong trường hợp thứ hai.
Với quy định trên thì bị đơn dân sự trong vụ án hình sự hoàn toàn tồn tại trên những vụ án trên thực tế, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tham gia các vụ án hình sự nếu gây thiệt hại cho những đối tượng khác và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cùng với mức xử phạt đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội.
2. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì bị đơn dân sự trong vụ án hình sự có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Liên quan đến quyền của bị đơn dân sự:
+ Cá nhân là bị đơn dân sự sẽ được thông báo, hoàn toàn có quyền yêu cầu giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
+ Căn cứ trên yêu cầu của nguyên đơn có thể chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
+ Đồng thời đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh quyền lợi của mình đang vi phạm;
+ Đồng thời cần trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Trong một số trường hợp để đảm bảo sự minh bạch, công bằng thì có thể yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại phải được đảm bảo tuyệt đối cho các cá nhân là bị đơn dân sự;
+ Nếu nhận thấy có đầy đủ yếu tố để đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật thì các cá nhân hoàn toàn có thể thực hiện các thủ tục để yêu cầu thay đổi các cá nhân đã nếu trên;
+ Tiến hành tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
+ Cá nhân có thể tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình nếu có yêu cầu;
+ Với các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có những sai phạm hoặc kết quả giải quyết không thỏa đáng thì có thể tiến hành việc khiếu nại;
+ Thưc hiện quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
+ Đồng thời, còn được trao các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Liên quan đến nghĩa vụ bị đơn dân sự trong vụ án hình sự:
+ Bắt buộc phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Khi tiến hành cung cấp các thông tin hoặc tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại thì phải trình bày trung thực;
+ Nghiêm túc chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Căn cứ để xác định tư cách tố tụng tại phiên tòa hình sự:
Như đã biết, việc xác định đúng tư cách tố tụng tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn xét xử thông thường, nên để có thể thực hiện chính xác nhiệm vụ này thì cần lưu tâm đến các nội dung sau:
– Cần nắm rõ các quy định của BLTTHS về những người được tham gia tố tụng: Đối tượng được xác định là bị cáo (Điều 61), Xác định bị hại (quy định tại Điều 62), Nguyên đơn dân sự (Điều 63), Bị đơn dân sự (Điều 64), Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 65)…
– Đồng thời cũng cần tìm hiểu được các quy định của BLTTHS về việc bồi thường hay trả lại tài sản; quy định của BLDS về việc bồi thường thiệt hại;
– Việc xác định chính xác bản chất của tội phạm được thực hiện dựa trên các yếu tố xác minh khách thể của tội phạm, đối tượng của tội phạm, chủ thể của tội phạm là ai; có phát sinh ra trường hợp bồi thường ngoài hợp đồng hay không và bồi thường như thế nào;…Có thể thấy, hoạt động định tội danh là điều kiện rất quan trọng để xác định tư cách tố tụng trong vụ án một cách chính xác;
Như vậy, khi cơ quan tố tụng tiến hành tiếp nhận vụ án hình sự thì xác định tư cách của người tham gia trng vụ án là một trong những công việc quan trọng và phải diễn ra đầu tiên. Trong đó, có thể có sự tham gia của bị đơn dân sự, mặc dù cá nhân này không liên quan gì đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo nhưng trong vụ án mà tội phạm có gây thiệt hại và phải bồi thường. Trong trường hợp người phạm tội không có năng lực hành vi dân sự, để đảm bảo lợi ích cho người bị thiệt hại hoặc các đảm bảo xã hội khác… thì pháp luật cũng đã ấn định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phải có trách nhiệm bồi thường thay cho người phạm tội theo đúng quy định. Đơn cử ví dụ: Con chưa thành niên không có tài sản riêng mà gây thiệt hại phải bồi thường thì cha mẹ người chưa thành niên phải thực hiện thay trách nhiệm này,..
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.