Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, có thể là cả nể hoặc câu chuyện tình cảm anh em ... nhiều người đã bất chấp mua hộ ma túy cho người khác. Vậy mua ma túy cho người khác sử dụng có phạm tội hay không?
Mục lục bài viết
1. Mua hộ ma túy cho người khác sử dụng có phạm tội không?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật Hình sự năm 1999, có quy định cụ thể về một số khái niệm và một số tình tiết được xem là yếu tố định tội hoặc tình tiết định khung hình phạt. Cụ thể như sau:
– Vận chuyển trái phép chất ma túy là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy được xem là khái niệm để chỉ hành vi dịch chuyển bất hợp pháp chất ma túy từ địa điểm này tới địa điểm khác dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể kể đến một số hình thức vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:
+ Vận chuyển bằng phương tiện ô tô;
+ Vận chuyển bằng phương tiện tàu bay;
+ Vận chuyển bằng phương tiện tàu thuỷ;
+ Vận chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện, đường thủy …;
+ Người vận chuyển có thể để trong vali, túi xách, quần áo, thậm chí là nuốt vào trong bụng …
– Và đồng thời, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy đó không nhằm mục đích để mua bán, tàng trữ hoặc sản xuất trái phép chất ma túy khác;
– Người giữ hộ trái phép chất ma túy, người vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, biết rõ mục đích là để mua bán trái phép chất ma túy của người đó tuy nhiên vẫn cố tình thực hiện, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò là đồng phạm;
– Mua bán trái phép chất ma túy sẽ bao gồm một trong các hành vi cơ bản như sau:
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác, không phụ thuộc vào nguồn gốc của chất ma túy đó từ đâu mà có, trong đó bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để nhằm mục đích hưởng tiền công hoặc hưởng các lợi ích vật chất, các lợi ích tinh thần khác;
+ Hành vi mua chất ma túy nhằm mục đích bán trái phép lại cho người khác;
+ Hành vi xin chất ma túy từ nhiều nguồn khác nhau với mục đích bán trái phép lại cho người khác;
+ Hành vi dùng chất ma túy để nhằm mục đích trao đổi thanh toán trái quy định của pháp luật và không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy đó từ đâu mà có;
+ Hành vi sử dụng tài sản không phải là tiền để đem trao đổi hoặc thực hiện thủ tục thanh toán lấy ma túy nhằm mục đích bán lại trái phép chất ma túy đó cho người khác;
+ Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác;
+ Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ theo điều luật phân tích nêu trên, trong trường hợp một người được nhờ đi mua hộ chất ma túy về cho người khác để sử dụng, không nhằm mục đích hưởng thù lao và không cùng sử dụng với người nhờ mua chất ma túy đó thì người mua hộ chất ma túy hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy căn cứ theo quy định tại Điều 250 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Vì vậy cho nên, mọi người dân hiện nay cần phải nâng cao cảnh giác, tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật, tránh các đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết nhờ vả đi mua chất ma tuý, và phải gánh chịu nhiều hậu quả không đáng có.
2. Khung hình phạt đối với hành vi mua hộ ma túy cho người khác sử dụng:
Theo như phân tích nêu trên, người nào có hành vi mua hộ ma túy cho người khác hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Mức hình phạt thấp nhất mà người này có thể phải gánh chịu đó là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù. Mức hình phạt cao nhất là lên đến phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể các khung hình phạt như sau:
Thứ nhất, khung 01 theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015, phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi thuộc một trong những những căn cứ sau đây:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, điều 249, điều 251 và điều 252 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Các chất ma túy khác ở thể rắn với khối lượng chất ma túy ở mức từ 01 gam chất ma túy đến dưới 20 gam chất ma túy;
– Các chất ma túy khác ở thể lỏng có với khối tượng thể tích từ 10 mililít chất ma túy đến dưới 100 mililít chất ma túy;
– Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng chất ma túy hoặc thể tích của các chất ma túy tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Đièu 250 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Thứ hai, khung 02 theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi thuộc một trong những những căn cứ sau đây:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
– Qua biên giới;
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam chất ma túy đến dưới 100 gam chất ma túy;
– Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít chất ma túy đến dưới 250 mililít chất ma túy;
– Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều 250 của Bộ luật hình sự năm 2015;
– Tái phạm nguy hiểm.
Thứ ba, khung 03 theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi thuộc một trong những những căn cứ sau đây:
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng chất ma túy từ 100 gam chất ma túy đến dưới 300 gam chất ma túy;
– Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích chất ma túy từ 250 mililít chất ma túy đến dưới 750 mililít chất ma túy;
– Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 2015.
Thứ tư, khung 04 theo Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi thuộc một trong những những căn cứ sau đây:
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam chất ma túy trở lên;
– Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít chất ma túy trở lên;
– Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 250 của Bộ luật hình sự năm 2015.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy:
Có thể kể đến một số giải pháp như sau:
– Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích quy định của pháp luật đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy;
– Tăng cường bồi dưỡng công tác nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
– Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan chức năng;
– Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch và vững mạnh, hoàn thiện tổ chức và hoạt động theo mô hình cải cách tư pháp;
– Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra nhằm mục đích đảm bảo chất lượng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử;
– Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị, chế độ chính sách đối với cơ quan tư pháp và người trực tiếp làm công tác tư pháp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật Hình sự năm 1999;
– Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.